“Bóng ma” trên thương trường quốc tế

Dù hết sức cẩn trọng trong giao dịch với đối tác nước ngoài, nhiều doanh nghiệp (DN) VN vẫn phải tốn công, tốn của theo đuổi kiện tụng, thậm chí mất cả tiền tỉ khi phải bỏ lại hàng nơi đất khách.

Dù hết sức cẩn trọng tronggiao dịch với đối tác nước ngoài, nhiều doanh nghiệp (DN) VN vẫn phải tốncông, tốn của theo đuổi kiện tụng, thậm chí mất cả tiền tỉ khi phải bỏ lạihàng nơi đất khách.

“Ma” ở khắp nơi

Chủ một doanh nghiệp (DN) dệt mayở TP.HCM đang phải chạy đôn chạy đáo qua Canada lấy tiền bán hàng, nhưng khôngthể nào tìm được “con nợ”. Số là trước đây, DN này xuất khẩu nhiều lô hàng dệtmay nhưng đều thông qua nhà môi giới nước ngoài. Hàng luôn đến nơi đến chốn, cócông ty và người nhận rõ ràng. Những lô hàng nhỏ lẻ ban đầu, DN này nhận đượctiền đàng hoàng. Tuy nhiên, các lô hàng lớn sau đó, tiền lại được để nợ. Đến lúcmuốn lấy tiền, DN tá hỏa do tìm không ra nhà môi giới lẫn công ty nhận hàng ởCanada.

Những trường hợp bị lừa đảo kiểunhư vậy xảy ra thường xuyên. Nhất là trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010,do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng, DN xuất khẩu cần bán hàng để giải quyết vấnđề tài chính, nên gặp phải những kẻ “đục nước”. Bộ Công thương liên tục đưa rakhuyến cáo về DN “ma” ở nhiều nước đã lừa đảo trót lọt DN VN. T

ại Benin (mộtnước thuộc châu Phi), Bộ Công thương chỉ đích danh hai DN “ma” thực chất chỉ làcá nhân giả danh để lừa đảo. Cách thức là yêu cầu đối tác chuyển tiền lên tới6.000 USD vào tài khoản để lo một số giấy tờ, rồi biến. Giấy tờ mà họ cung cấpcho khách hàng thường có rất nhiều cái không: không số điện thoại cố định, sốfax, không địa chỉ… Ở thị trường Singapore, Hồng kông, nhà xuất khẩu VN cũngdính DN “ma”.

“Bóng ma” trên thương trường quốc tế

   nh minh họa

Nhiều DN nước ngoài lừađảo DN VN theo cách trắng trợn hơn: Mua hàng giá cao, chuyển cọc khoảng15% - 30%, còn lại thanh toán khi nhận được chứng từ giao hàng qua faxkhi đã giao hàng xong, sau đó nhận chứng từ gốc tại cảng đến. Bước tiếptheo là không trả tiền để nhận chứng từ nhận hàng, rồi yêu cầu giảm giá.Nếu không giảm, hàng sẽ nằm cảng, không người nhận. Mới đây, Thương vụVN tại Thổ Nhĩ Kỳ còn công bố cả tên và địa chỉ cụ thể của một DN nhậpkhẩu gạo nước này, vì có hành vi như trên.

“Khi xảy ra tranh chấp, bao giờcác DN VN cũng bị thiệt và rất khó xử lý. Luật pháp nước sở tại luôn tìm cáchbảo vệ công dân của họ, chưa kể hoạt động ngầm của các nhóm buôn lậu, những tậpđoàn hoạt động bất hợp pháp tại các cảng Mersin và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ rất phứctạp”, đại diện Thương vụ VN tại Thổ Nhĩ Kỳ nói.

Không chỉ DN xuất khẩu gặp “ma”,DN nhập khẩu cũng vậy. Trường hợp một số DN nhập khẩu nguyên liệu giấy từIndonesia là ví dụ. Sau vài hợp đồng làm quen, đến hợp đồng lớn, sau khi đãchuyển một phần tiền cọc, bên bán đề nghị thanh toán hết vì cần tiền mua hàng.Rơi vào thế bí, nhưng vì sợ rằng nếu không chuyển, tiền cọc dễ bị mất. Thế là DNVN rơi vào bẫy, tiền mất mà hàng cũng không.

Lôi nhau ra tòa

Đa số DN trong nước thường chấpnhận “cho qua” trong các cuộc tranh chấp thương mại quốc tế dài hơi, tốn kém.Nhưng Công ty K., một DN VN kinh doanh trong lĩnh vực cơ khí, đã quyết định khăngói qua Anh kiện đối tác là Công ty L. Tháng 7.2005, Công ty K. mua 1.760 tấnthép cán nóng từ Công ty L., trị giá 766.500 USD và bên bán phải giao hàng chậmnhất tháng 9 cùng năm. Nhưng hàng không tới, trong khi L/C đã mở. Do hợp đồngkhông thực hiện nên Công ty K. yêu cầu bạn hàng nộp phạt với mức phạt 2% giá trịhợp đồng, số tiền là 15.330 USD.

Quyết định của Hội đồng trọng tài thuộc Trungtâm Trọng tài quốc tế VN còn buộc Công ty L. phải chịu toàn bộ phí trọng tài là20.000 USD. Mặc dù thắng kiện nhưng đến nay, Công ty L. vẫn còn dây dưa trongviệc chi trả những phí tổn trên cho Công ty K.

Có DN giải quyết kiện tụng nhanhchóng, nhưng nhiều DN mất nhiều năm đi kiện vẫn chưa có hồi kết. Theo đơn khởikiện của Công ty Q.N gửi TAND TP.HCM, đầu năm 2007 công ty này nhận giao các lôhàng dệt may từ Tân Sơn Nhất đến Cảng hàng không Los Angeles, Mỹ của Công ty L.P(VN) bán cho Công ty Revise Clothing (Mỹ).

Tổng trị giá hợp đồng hơn 95.100 USD.Theo thỏa thuận, bên mua sẽ thanh toán cước cho Q.N. Nhưng ngay trước thời điểmnhận hàng tại cảng đến, tin lời hứa của Revise Clothing, L.P đứng ra nhận thanhtoán thay tiền vận chuyển. L.P phải gửi thư điện tử cam kết thanh toán phí trên,dựa vào đó Q.N đồng ý giải phóng lô hàng cho bên mua ở Mỹ. Thế nhưng, mãi đếnnay, sau hơn 20 lần hòa giải ở tòa, vụ kiện này vẫn chưa ngã ngũ.

Luật sư Châu Huy Quang, Hãng luậtLCT Lawyers, người từng đại diện cho nhiều DN VN trong những vụ tranh chấpthương mại quốc tế, cho rằng để tránh rủi ro, trong hoàn cảnh cụ thể mỗi DN phảitự xác định điều kiện tiên quyết của mình là gì, vừa làm cơ sở đàm phán vừa hạnchế đối tác áp đặt luật chơi của họ ngay khi khởi sự hợp tác.

“Tôi ví dụ, nếu đối tác chưa thậtthân, thì DN bên bán cần đạt được phương thức thanh toán an toàn cho mình, nhưL/C. Nếu đối tác chiến lược lâu dài, cần xem kỹ điều khoản về tài phán: cơ quantài phán, địa điểm tài phán ở nước nào phân xử, luật pháp quốc gia nào, ngôn ngữnào được áp dụng cho hợp đồng. Nhìn chung, DN VN khi khởi sự hợp tác thườngkhông nghĩ tới tranh chấp. Nhưng có sự chuẩn bị cho tình huống này cũng quantrọng như xây chung cư phải ưu tiên làm lối thoát hiểm phòng khi cháy nổ. Có DNchủ quan không coi trọng việc này đã phải đánh đổi sinh mệnh DN của mình”, luậtsư Quang khuyến cáo.

DN VN ngày càng đối mặt nhiều hơnvới các kiểu rủi ro, nhưng đề án Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do Bộ Tài chính, BộCông thương, Ngân hàng Nhà nước phối hợp xây dựng đến nay vẫn chưa thấy đi vàothực tiễn.

Bỗng dưng… mất hàng

Trong nhiều trường hợp, DN xuất khẩu của VN, đường đường là những chủ hàng lớn nhưng cũng không tránh khỏi những bi kịch từ thương trường quốc tế. Trường hợp của Công ty CP Cao su Việt Phú Thịnh, một nhà xuất khẩu cao su tại TP.HCM, cũng là một điển hình.

Cuối năm ngoái, Việt Phú Thịnh bán lô hàng 302,4 tấn cao su cho Công ty Orbit và thỏa thuận giao hàng tại cảng Dalian (Trung Quốc) theo điều kiện CIF. Nhưng ngay trong đợt giao 200 tấn hàng đầu tiên, nhà xuất khẩu này đã nếm quả đắng và đến thời điểm này cũng chưa lấy được xu nào trong số gần 450 ngàn USD.

Để đưa hàng đến cảng Dalian, Việt Phú Thịnh thuê liên doanh đại lý vận tải Cosfi vận chuyển. Cosfi sử dụng hãng tàu của Singapore. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng, Orbit không trả tiền mua hàng nên Việt Phú Thịnh yêu cầu Cosfi không được giao hàng. Không thấy Cosfi trả lời, Việt Phú Thịnh không thể yên tâm nên đã thuê tiếp hãng vận chuyển thứ 3 là Công ty Nam Trung Việt sang cảng Dalian để chở toàn bộ số hàng hóa này lộn ngược về VN. Tuy nhiên, khi đại lý của Nam Trung Việt tại Trung Quốc đến cảng Dalian thì Cosfi đã hoàn tất việc giao hàng, chỉ còn lại những container trống không.

Không thể hiểu nổi vì sao lệnh giải phóng hàng vẫn chưa được phát đi, toàn bộ vận đơn gốc mình vẫn còn nắm giữ trong tay mà bỗng dưng mất trắng lô hàng, nhưng Việt Phú Thịnh cũng chỉ còn biết phát đơn kiện Cosfi. Trong đơn gửi đến TAND TP.HCM hôm cuối tháng 3 vừa rồi, Việt Phú Thịnh cho rằng hành vi của Cosfi đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vận chuyển theo quy định tại vận đơn và điều 93 Bộ luật Hàng hải, đòi đại lý vận tải này phải bồi thường toàn bộ lô hàng với trị giá lên đến hơn 8,5 tỉ đồng.

Nhưng phía Cosfi cũng có những lý lẽ riêng và hành trình tố tụng cam go này cũng chưa ai biết chắc kết cục sẽ ra sao.

Theo “Bóng ma” trên thương trường quốc tế



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.