Công ty truyền thông OFT nói gì về bảng báo giá của Bùi Tiến Dũng?

"Nếu xét trên mức độ ảnh hưởng: giá đó chỉ bằng 1/3 ca sỹ nếu độc quyền nhãn hàng, bằng khoảng 1/2 diễn viên hài..."

"Nếu xét trên mức độ ảnh hưởng: giá đó chỉ bằng 1/3 ca sỹ nếu độc quyền nhãn hàng, bằng khoảng 1/2 diễn viên hài..." - anh Hiếu Orion cho biết.
Công ty truyền thông OFT nói gì về bảng báo giá của Bùi Tiến Dũng?
Công ty truyền thông Orion Football Total nói gì về bảng báo giá Bùi Tiến Dũng?

Trước ồn ào bảng báo giá "khủng" của thủ môn Bùi Tiến Dũng sau giải U23 Châu Á của một công ty truyền thông được cộng đồng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Mới đây, anh Hiếu Orion - đại diện công ty truyền thông OFT- nơi có bản báo giá đang gây xôn xao đã lên tiếng.

Cụ thể, trên trang facebook cá nhân, anh Hiếu Orion chia sẻ việc mạng xã hội rầm rộ truyền tay nhau về bảng báo giá Tiến Dũng. Anh cũng nhận được gần 100 cuộc gọi ngay khi xuất hiện thông tin này. Bởi, trước đó, Hiếu Orion thừa nhận chuyện anh và những người bạn bắt tay thành lập công ty truyền thông ký hợp đồng thương hiệu với Tiến Dũng trước giải U23 Châu Á diễn ra. "Trước tiên là về Orion Media: Trước trận chung kết, tôi có nhắn cho các cầu thủ trong group riêng (group này bọn tôi OFT chơi với cầu thủ từ trước khi có giải U23 cơ nên như người nhà). Đại khái là thôi cứ tập trung đá bóng, còn lại bọn anh giúp các việc khác và giúp miễn phí, giúp bền vững. Câu trả lời của Dũng khiến chúng tôi cũng bất ngờ: “Vậy là có lương hưu rồi”. Các em nó hồn nhiên lắm! Và đời cầu thủ ngắn lắm... rất nhiều cầu thủ tạo ra vinh quang cho đội tuyển nhưng sau đó bị CLB vắt chanh bỏ vỏ..." - Hiếu Orion bày tỏ.

Các mức giá trong bảng báo giá đề cập rất cụ thể như: một bài đăng (status) quảng cáo trên trang cá nhân  thủ môn Bùi Tiến Dũng có giá 2.500 USD (khoảng 57 triệu đồng), một lần livestream 1 tiếng có giá 5.000 USD (hơn 110 triệu đồng). Một lần tham gia sự kiện là 10.000 USD (gần 230 triệu đồng) và một lần đăng ảnh, check in tại sự kiện là 5.000 USD (hơn 110 triệu đồng)...

Công ty truyền thông OFT nói gì về bảng báo giá của Bùi Tiến Dũng?
Thủ môn Bùi Tiến Dũng có ê kíp truyền thông hùng hậu đứng sau?

Theo sự phân thích của anh Hiếu Orion, bản báo giá đang lan truyền trên mạng: trong đó có mức giá độc quyền của 1 cầu thủ Tiến Dũng lên tới 3 tỷ/ năm độc quyền. Tạm thời không nói tới việc chính thống hay không (vì đến thời điểm hiện tại Dũng chưa đăng 1 post quảng cáo nào và chưa ký 1 hợp đồng nào) là hoàn toàn hợp lý. 

"Nếu xét trên mức độ ảnh hưởng: giá đó chỉ bằng 1/3 ca sỹ nếu độc quyền nhãn hàng, bằng khoảng 1/2 diễn viên hài: rõ ràng là Dũng dù có là cầu thủ nhưng với tầm ảnh hưởng như vậy thì chi phí đại diện nhãn hàng cũng không phải là quá cao. Vì hãy nhớ ở nước ngoài: cầu thủ hạng A đôi khi thu nhập cao hơn cả ngôi sao ca sỹ hạng A.

Và nên nhớ: giá cầu thủ càng cao thì nền bóng đá càng phát triển. Ai được lợi? Trước trận đấu, giá trị và thu nhập của các cầu thủ đó rất hẻo: có cầu thủ trước trận đấu vẫn rao bán son. Vậy thì nếu như họ có được một công ty nào đó đứng ra bảo vệ và giành quyền lợi quảng cáo cho họ thật xứng đáng, thì chúng ta hoàn toàn yên tâm rằng các cầu thủ của chúng ta sẽ an tâm mà đá bóng hơn. Tại các nước tiên tiến luôn có những công ty như vậy: và tiêu chí của họ là: “Các chú cứ tập trung đá bóng, tất cả để anh lo”.

Và các Công ty này sẽ là những kẻ đối đầu trực tiếp với CLB và các công ty quảng cáo để giành quyền lợi cho cầu thủ. Tốt mà! Tuy nhiên sau vụ cầu thủ được "lên giá" này thì các CLB sẽ giật mình, thậm chí nhiều CLB còn sẽ tham lam đòi ôm luôn việc kinh doanh cầu thủ vào. Mặc dù trong hợp đồng cầu thủ với các CLB thường không hề có chức năng quản lý luôn toàn bộ thương hiệu của cầu thủ: họ chỉ có quyền tác động phê duyệt các hoạt động quảng cáo để không ảnh hưởng tới hoạt động chuyên môn.

Hoạt động quản lý cầu thủ là già? Báo giá được cho là của OFT: 1 công ty mới toanh kể cả với khái niệm ở Việt Nam, họ làm nhiệm vụ là giúp các cầu thủ bóng đá có được quyền lợi quảng cáo tốt hơn. Dĩ nhiên cùng khai thác quyền lợi. Điều này không xấu vì hầu hết trên thế giới các mô hình hoạt động của cầu thủ bóng đá toàn như vậy. Trên facebook chính thức của nhiều thành viên OFT họ đã up những ảnh, video chơi với cầu thủ từ vài năm trước, đó là tầm nhìn và cái tâm với cầu thủ.

Cần có nhiều sự hỗ trợ quan tâm như OFT: trước khi các cầu thủ đăng quang - chứ không phải là cụm từ hiện tượng “ăn theo” đang rầm rộ trên mạng. Và cộng đồng cần có cái nhìn rõ ràng và công minh hơn về hoạt động của các đơn vị đại diện cầu thủ - vì họ đang giúp cầu thủ và bóng đá phát triển chứ không phải hại.


Công ty truyền thông OFT nói gì về bảng báo giá của Bùi Tiến Dũng?
Hiếu Orion bên cầu thủ Đức Chinh trong ngày trở về từ giải U23 Châu Á.

“Đại diện đúng nghĩa phải coi cầu thủ như con. Hãy thử lật ngược vấn đề: Nếu chỉ biết lợi dụng cầu thủ hoặc HLV để kiếm tiền như loài dơi khát máu, tại sao các tay môi giới vẫn còn đất sống màu mỡ tới tận bây giờ? Theo một số đại diện cầu thủ thuộc loại có “số má” thậm chí còn kém xa Mino Raiola và Jorge Mendes, nghề làm đại diện cầu thủ hiện nay chẳng khác nào làm cha mẹ của các cầu thủ trẻ - những người có nền tảng học vấn thấp, thậm chí trưởng thành trong môi trường không có giáo dục nhất định. Hậu quả là những cầu thủ trẻ ấy thiếu hẳn kỹ năng sống cần thiết để khống chế bản thân khi đột nhiên được nắm trong tay khoản tiền cực lớn. Thậm chí, lớn tuổi như Jamie Vardy mà khi được lên chơi ở Premier League cũng từng không giữ được đôi chân trên mặt đất.

Vì vậy, các tài năng trẻ cần phải có người đại diện để giúp họ thu hoạch tối đa trong cái nghề có tuổi ước chỉ 15 năm. Clifford Bloxham - thành viên của hãng Octagon làm đại diện cho Gareth Southgate, Frank Lampard, Graeme Le Saux và Daniel Sturridge… khẳng định: “Chẳng có cầu thủ 21 tuổi nào đủ chính chắn định hướng cho tương lai, nên cần có chúng tôi giúp họ đi đúng hướng”. Người đại diện có tâm sẽ đưa khách hàng đi vào con đường của Gary Lineker, còn những người “chộp giật” chỉ khiến các tài năng trẻ sa lầy như Paul Gascoigne.Jamie Moralee  – hiện cùng Pete Smith điều hành New Era Global Sports Management tâm sự: “Tôi từng thấy những tài năng trẻ sống trong hồ bơi tràn ngập rượu vang, nhưng lúc bước qua tuổi 38 thường chẳng xoay nổi tiền mua giày cho con cái".

Thay cho lời kết, Hiếu Orion nhận định: "Nhiệm vụ của những người đại diện là giúp cầu thủ duy trì được cuộc sống mà họ quen hưởng thụ sau khi giải nghệ”. Cho dù thế nào đi nữa, cũng rất mong các cầu thủ của ta có được các đơn vị hỗ trợ về kinh doanh thương hiệu một cách chuyên nghiệp như OFT đang định làm. Để các cầu thủ “chuyên tâm đá - chuyện còn lại các anh lo”. Rõ ràng nếu vậy thì cầu thủ có lợi - Doanh nghiệp bỏ tiền cũng hài lòng - các fan hâm mộ thì càng yên tâm!".

Trưa ngày 2.1, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần bóng đá FLC Thanh Hóa Nguyễn Trọng Hoài  khẳng định họ sẵn sàng đưa ra tòa những ai đang sử dụng trái phép hình ảnh của thủ thành U23 Việt Nam, Bùi Tiến Dũng. "Đơn vị này không liên quan gì tới CLB Thanh Hóa. Bùi Tiến Dũng còn nằm trong diện quản lý đào tạo trẻ của Thanh Hóa. Mọi vấn đề liên quan tới quảng cáo, hình ảnh cá nhân của Tiến Dũng đều phải thông qua chúng tôi. Người khác làm như thế là vi phạm pháp luật. Tôi khẳng định lại là Thanh Hóa không liên quan gì tới đơn vị báo giá trên trời kia”- ông Hoài cho biết.

Theo Dân Việt


thủ môn Bùi Tiến Dũng

bảng báo giá quảng cáo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.