“Cứu” doanh nghiệp: “Nên hỏi xem họ khó gì, cần gì”

Theo nhìn nhận của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, diễnra sáng 245, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ cònchưa tìm đúng đối tượng.

Theo nhìn nhận của một số đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tổ về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, diễnra sáng 24/5, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ cònchưa tìm đúng đối tượng.

“Cứu” doanh nghiệp: “Nên hỏi xem họ khó gì, cần gì”
Hiệu quả của các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ vẫn đang ở phía trước.


Theo đại biểu - doanh nhân Nguyễn Hồng Sơn (Hà Nội), thực tế thì việctăng trưởng thấp, nguy cơ giảm phát đã hiện hữu từ cuối năm 2011 chứkhông phải bây giờ mới xuất hiện. Cái cần hiện nay là giải pháp thựchiện để ngăn chặn điều này.

Mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết 13 hỗ trợ doanh nghiệp nhưng doanhnghiệp tiếp cận vốn vẫn khó, nguy cơ phá sản tăng cao vì hiện nay lượnghàng tồn kho của các doanh nghiệp là rất lớn.

Nói về những bất cập trong các giải pháp của Chính phủ nhằm “cứu” doanhnghiệp, đại biểu Sơn cho hay, việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệplà cần thiết, nhưng chưa tác động sâu cho giải quyết khó khăn.

Lý do là bởi, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay tỷ lệ doanhnghiệp có lãi rất ít. Trong khi đó, những doanh nghiệp đang khó khăn,không có lãi thì miễn giảm thuế cũng như không và cũng không thấy giảipháp cụ thể. Ngay cả khi cho giãn thuế thì cũng không có tiền nộp vìhàng không bán được.

Theo đại biểu Sơn, Chính phủ phải miễn giảm cả thuế VAT mới tác động đếntoàn bộ doanh nghiệp.

“Việc Chính phủ chủ trương giảm 50% tiền thuê đất, nhưng trong bối cảnhkhó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang khó khăn, nộp tiền sửdụng đất hàng năm đã khó, nói gì cơ quan thuế lại bắt nộp tiền một lần.Đã thế lại còn khoanh vùng một số dự án được nộp tiền hàng năm nảy sinhxin cho, lách luật…”, đại biểu Sơn nói.

Mặt khác, khi bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dùChính phủ đã đưa ra một số chủ trương nhưng chưa có phương án, giải phápcụ thể; chưa có động thái tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp mà mới chỉthông qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, trong khi lẽ ra phảilấy ý kiến trực tiếp doanh nghiệp để xem họ khó gì, cần gì.

Đại biểu Nguyễn Minh Quang (Hà Nội), dù đánh giá cao báo cáo của Chínhphủ trình Quốc hội vừa qua, nhưng theo đại biểu xem kỹ thì vẫn còn nhiều“màu hồng”.

Ông Quang cho hay, từ năm 2011, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như đãchết đến nơi, cho dù được tiếp cận vốn hay không. Theo ông, nếu có vayvốn với lãi suất cao cũng không khác gì liều thuốc độc, khiến doanhnghiệp càng chết nhanh hơn.

“Tôi lấy ví dụ, hiện nay Chính phủ đang nỗ lực đưa giá bất động sảnxuống, nhưng lại yêu cầu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất 1 lần thì vôtình đã đẩy giá lên cao.Chúng tôi cảm nhận những giái pháp của Chính phủchưa thực sự hiệu quả và kịp thời”, ông Quang nói.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền nói, hai năm trước ông đã khuyến cáo, với mộtnền kinh tế như hiện nay mà cho ra đời hàng trăm tổ chức tín dụng làđiều bất bình thường, để giờ đây, trong khi doanh nghiệp đang sống dởchét dở, thì các ngân hàng vẫn sống khỏe.

“Hàng chục nghìn doanh nghiệp chết đến nơi nhưng ngân hàng vẫn nhởn nhơnhư không. Cần phải xem có lợi ích nhóm hay không. Hàng chục cuộc thanhtra kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước nhưng doanh nghiệp vẫn phản ánh, cótiếp cận được vốn rẻ đâu”.

“Chúng tôi tán thành các giải pháp cứu doanh nghiệp của Chính phủ nhưngnếu không có tiêu chí, bước đi và kiểm soát chặt chẽ sẽ phản tác dụng.Đặc biệt, trong việc hoãn, giảm thuế, nếu không minh bạch sẽ tạo ra cơchế xin cho, chạy vay, từ đó tạo ra sự bất bình đẳng, doanh nghiệp nàosống vẫn sống, doanh nghiệp nào chết vẫn chết”, đại biểu Quyền nói thêm.

Theo đại biểu Nguyễn Bắc Son, nguyên nhân khiến cho một số mục tiêukhông đạt được là do thực thi kém, nhiều vấn đề cán bộ cơ sở không dámnhìn thẳng vào sự thật, không cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác chobáo chí.

Ông Son cũng lưu ý, hiện nay, Chính phủ đang chủ trương tái cơ cấu hệthống ngân hàng, nên việc lợi dụng tái cơ cấu để trục lợi là không ít,sẽ có tình trạng hùn vốn mua lại ngân hàng. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhànước cũng thế, có khi làm không cẩn thận lại khiến doanh nghiệp yếu đi,nhiều vụ cổ phần hóa nhưng bán giá quá bèo…

Theo ông, phải ngăn ngăn chặn lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu.Hiện có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang tiến hành vận động hànhlang để đạt được lợi ích của họ mà không phải vì lợi ích của xã hội.

Đại biểu Trần Du Lịch (Tp.HCM) lưu ý, chính sách tiền tệ theo yêu cầu làphải chặt chẽ thận trọng nhưng thực chất là thắt chặt. Điều đó khiến chokhông ít doanh nghiệp đổ vỡ vì kinh doanh chủ yếu trên nợ.

Theo ông, nếu như năm 2009 kinh tế suy giảm còn xem là do “tác động toàncầu”, còn năm nay do chúng ta là chính. Về nguyên tắc, nếu GDP suy giảmhai quý liền là dấu hiệu đang suy thoái.


Theo VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.