“Đơn giản là mình cứ làm cái người ta cần!”

Các nước châu Phi, Mỹ la tinh, Trung Đông… thường được xem là thị trường ngách để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam “trú bão” mỗi khi các thị trường chủ lực “kẹt” về tiêu thụ. Nhưng trong ý nghĩ của nhiều doanh nhân, quan điểm này đang thay đổi

“Đơn giản là mình cứ làm cái người ta cần!”
Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc - Ảnh: Anh Quân.

Các nước châu Phi, Mỹ la tinh, Trung Đông…thường được xem là thị trường ngách để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam“trú bão” mỗi khi các thị trường chủ lực “kẹt” về tiêu thụ.

Nhưng trong ý nghĩ của nhiều doanh nhân, quan điểm này đang thay đổi.

Một doanh nhân kinh doanh lữ hành nói với người viết, bạn biết nguyên lý Paretohay còn gọi là nguyên lý 80-20 không nhỉ? Sau câu hỏi, anh giải thích rằng nhàkinh tế học người Ý ấy đã phát hiện 20% dân số Ý nắm trong tay 80% tài sản vàngược lại. Áp dụng trong kinh doanh thì 80% doanh thu sẽ đến từ 20% số kháchhàng.

“Vậy là, trong khi các doanh nghiệp du lịch cạnh tranh khốc liệt về giá để đápứng khối khách hàng bình dân, tôi chuyên môn hóa về chất lượng cao, dịch vụ tốtvà giá hợp lý nhất để hài lòng du khách nhiều tiền”, anh giải thích về thànhcông của mình.

Vài hôm trước, một câu chuyện tương tự cũng được Chủ tịch kiêm Tổng giám đốcSovina Vũ Tuấn Giang chia sẻ. Chính những thị trường lớn, khi có khó khăn vẫn cónhững mặt hàng mà họ rất cần. “Ví dụ như chúng tôi xuất khẩu rất tốt hàng tiêudùng vào các siêu thị Nhật Bản”, ông Giang cho biết.

Kinh nghiệm từ nhiều năm xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng thiết yếu cho đờisống, từ thủ công mỹ nghệ cho đến hàng tiêu dùng bán trong các siêu thị, ôngGiang rút ra kết luận: “Nhật Bản thì cũng như các nước khác thôi, mình cứ làmđúng như yêu cầu của họ là được”.

Câu chuyện về làm thị trường của ông, nói thì đơn giản và dễ chừng đã thấm nhuầnở từng doanh nghiệp xuất khẩu. Như là: làm cái khách hàng cần, không phải cáimình có... Nhưng, nói thì dễ.

Và điều đó được rút ra từ chính những lần thất bại, khi chiến lược kinh doanhsai lầm khiến doanh nghiệp của ông đã từng phải trả giá bằng tồn hàng, giảm chấtlượng, đọng vốn... “Trước đây, điều tôi thường làm là quảng cáo và bán những gìmình có”, ông Giang kể lại.

Còn bây giờ, ông chuyển hướng. .

Để xuất khẩu được, một trong các điểm quan trọng là doanh nghiệp phải tìm mặthàng thích hợp thị trường. “Bây giờ, chúng ta sống trong thế giới phẳng, ngồiđây cũng có thể biết được họ cần gì”, ông Giang chia sẻ kinh nghiệm.

Trở thành nhà xuất khẩu đại diện cho nhiều nhãn hàng tiêu dùng chất lượng tốtcủa Việt Nam, cách “chiều” khách ngoại của ông Giang đơn giản là: “Họ hỏi có cáinày không, mình trả lời tôi sẽ tìm ra và làm sao thích hợp để đáp ứng điều đó”.

Cách nhìn về “thị trường ngách” của ông Giang có lẽ cũng phù hợp với nhiều doanhnghiệp khác của Việt Nam. Ông cho rằng, không nhất thiết phải là các mặt hàngcông nghệ cao mà chỉ cần “đơn giản thôi”, vì thế giới ai cũng cần lương thực,thực phẩm.

“Chẳng hạn, nhiều người tiêu dùng ở nước ngoài không thích kẹo Trung Quốc màthích kẹo Việt Nam. Thế tại sao chúng ta không đầu tư mạnh vào?”, ông Giang đặtcâu hỏi.

Và trường hợp thành công trong xuất khẩu bánh kẹo Việt Nam sang Hàn Quốc củaSovina có thể là bài học cho nhiều doanh nghiệp khác khi tiếp cận “thị trườngngách”.

Quốc gia châu Á thuộc loại giàu này có một quy định khác với Việt Nam: các loạithực phẩm như bánh kẹo không được chứa chất bảo quản E102. Sovina xuất khẩu đượcmặt hàng này sang Hàn Quốc, ông Giang nói đơn giản chỉ là “cấm tiệt” E102 và baobì phải làm đúng theo yêu cầu của đối tác ngoại.

“Người ta cần gì thì mình cung cấp cái đó, chính cái Việt Nam mình cũng đanglàm. Nếu chúng ta biết cách chuyển hướng các mặt hàng đáp ứng yêu cầu thế giới,theo đúng tiêu chuẩn thì có thể xuất khẩu được”, lời ông nói.

Doanh thu 9 tháng đầu năm khoảng 100 tỷ đồng với chỉ 20 lao động là một phần dễcảm nhận về thành công ở Sovina. Quan điểm của Giám đốc Giang là trong mọi hoàncảnh vẫn có thể tìm thấy những mặt hàng xuất khẩu phù hợp, vì thế giới luôn cầntiêu dùng và chỉ cần những sản phẩm rất đơn giản.

“Tuần tới, chúng tôi sẽ có bạn hàng ở Thái Lan sang đây mua đũa tre dùng mộtlần. Họ có nhu cầu cung cấp cho Bangkok đang trong trận lụt lịch sử”, ông chobiết. Trên mênh mang nước giữa thủ đô Thái Lan, nước rửa bát đũa là cái khó. Nênđũa tre dùng một lần lại mang thêm cho ông Giang một cơ hội kinh doanh.


Theo Anh Quân
         Vneconomy
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.