Forbes xếp hạng nữ tỷ phú CEO Vietjet Air dựa vào đâu?

Forbes vừa xếp bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của Vietjet Air vào danh sách nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á với khối tài sản vào khoảng 1,2 tỷ USD, xếp thứ 45 trong số 56 nữ tỷ phú tự thân lập nghiệp của thế giới.

Forbes vừa xếp bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của Vietjet Air vào danh sách nữ tỷ phú duy nhất của Đông Nam Á với khối tài sản vào khoảng 1,2 tỷ USD, xếp thứ 45 trong số 56 nữ tỷ phú tự thân lập nghiệp của thế giới.

Tuy nhiên, định giá của Forbes đối với khối tài sản mà CEO Vietjet Air sở hữu lại còn cao hơn với con số 1,7 tỷ USD dù trên sàn chứng khoán Việt Nam, khối tài sản của bà Thảo hiện đang ở mức hơn 12.795 tỷ đồng, tức chưa tới 1 tỷ USD...

forbes xep hang nu ty phu ceo vietjet air dua vao dau? hinh anh 1
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc VietJet Air. Ảnh: VJ. 

Căn cứ vào đâu để Forbes đưa ra mức định giá ước tính lên tới 1,7 tỷ USD đối với khối tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo?

Thực tế, bà Thảo được chú ý nhiều nhất hiện nay với vai trò là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT của Ngân hàng HDBank và Tổng giám đốc Vietjet Air. Tuy nhiên, ít ai biết được bà Thảo còn nắm vai trò điều hành hàng loạt doanh nghiệp với những dự án kinh doanh thuộc vào dạng “khủng”.

Cụ thể, bà Thảo cùng chồng hiện đang nắm vai trò điều hành Công ty Cổ phần Sovico (Sovico Holdings) - một doanh nghiệp được “phôi thai” từ cuối những năm 80 tại Liên bang Nga, được gây dựng trên 3 trọng tâm căn bản là tài chính ngân hàng - bất động sản - công nghiệp (điện – năng lượng và hàng không). Đến thời điểm hiện tại, Sovico Holdings đang quản trị và điều hành hơn 20 đơn vị thành viên và liên kết...

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, ít ai biết được rằng Sovico là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank. Ở thời điểm hiện tại, Sovico Holdings là cổ đông lớn nhất của HDBank và đang tham gia vào công tác quản trị, điều hành của ngân hàng này.

Trong lĩnh vực bất động sản, Sovico Holdings đi tiên phong trong lĩnh vực M&A khi mua lại FURAMA Resort ở Đà Nẵng. Hiện nay, Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, xây dựng thêm một resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng; mua lại khu nghỉ dưỡng An Lâm Ninh Vân Bay và Ana Mandara Nha Trang... Chưa hết, Sovico Holdings hiện là chủ sở hữu nhiều dự án BĐS như khu đô thị Dragon City tại Sài Gòn, Khu du lịch sinh thái cao cấp tại Phú Quốc, Dự án Furama Villas quy mô 27ha tại Đà Nẵng.

Dĩ nhiên, đằng sau hàng loạt các dự án bất động sản khủng này đều có bóng dáng của Công ty CP Địa ốc Phú Long và bà Thảo hiện đang là cổ đông lớn nhất của công ty này nên có thể Forbes cũng căn cứ vào sở hữu này để định giá khối tài sản của bà Thảo đang nắm giữ.

Trong lĩnh vực năng lượng, Sovico có một danh mục đầu tư các dự án thủy điện phong phú như: Bình Điền 44MW, Daksrong 18MW, Sơn Tây Quảng Ngãi 18MW, Cụm thủy điện Canan 15MW, 3 thủy điện Nậm Ét - Lào khoảng 500MW cùng đầu tư với EVN , Công ty điện lực EVN Cambodia... Hợp tác cùng International Power - Anh Quốc đấu thầu Nhiệt điện Nghi Sơn. Ngoài ra, thông qua Công ty CP Đầu tư Cao su SGS, Sovico cũng đang đầu tư trồng cao su tại Lào và hiện dự án đã được cơ quan chức năng Lào giao 30.000ha để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Sovico còn đang đầu tư và duy trì sở hữu tại hàng loạt công ty như: Công ty Chứng khoán Phú Gia, Viet - Nga Infrastructure Investment Joint Stock Company, PVFC Capital, PVFC Invest, SGS Rubber Invesment JSC, Furama Resort, CTCP Ariyana, CTCP Đầu tư Sóng Việt, CTCP Du lịch Hồ Gươm, Cty Sài Gòn Sovico Phú Quốc, PVFC Land, Bac Ha JSC, CTCP Đầu tư và Xây Dựng Tràng An,...

Tuy nhiên, dấu ấn của CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo phải kể đến là vai trò đưa “Hãng hàng không Bikini” này trở thành hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, vượt mặt qua cả Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) về vốn hóa thị trường, kể cả thị phần vận chuyển. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại Vietjet hiện thực hiện 300 chuyến bay mỗi ngày, vận hành 45 tàu bay với 63 đường bay nội địa và 17 đường bay quốc tế. Tham vọng “thống lĩnh” của Vietjet Air không dừng lại khi gần đây hãng này tiếp tục đặt mua 200 tàu bay trị giá 23 tỷ USD từ Airbus và Boeing.

Đặc biệt, ngày 28.2 vừa qua, Vietjet Air đã chính thức niêm yết 300 triệu cổ phiếu VJC của hãng trên sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với giá tham chiếu là 90.000 đồng/CP và tăng kịch trần từ khi mở cửa thị trường lên 108.000 đồng/CP, giá trị doanh nghiệp cũng tăng tương ứng lên 32.400 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu VJC của Vietjet Air là 130.600 đồng/CP, vốn hóa thị trường của doanh nghiệp cũng tăng lên 39.180 tỷ đồng. Với thị giá này, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã lên tới hơn 12.795 tỷ đồng nhờ sở hữu 33% vốn điều lệ Vietjet.

Riêng với vai trò Phó chủ tịch Thường trực HĐQT của Ngân hàng HDBank, những thông tin về nhà băng này khá ít ỏi ngoài những thông tin được cập nhật tới thời điểm kết thúc năm 2015, ngân hàng này đạt tổng tài sản 102.423 tỷ đồng, vốn điều lệ 8.100 tỷ đồng, trong đó sở hữu cá nhân của bà Phương Thảo chỉ là 16,8 triệu cổ phần (3,3585%)...

Theo Dân Việt


nữ tỷ phú

nữ tỷ phú CEO Vietjet Air

Tạp chí Forbes


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.