Hút vốn: Tìm NĐT hay "bán" doanh nghiệp lấy tiền?

Các hình thức trá hình hoặc không rõ ràng cổ đông chiến lược hay cố ý tạo sựnhầm lẫn về hợp tác toàn diện sẽ làm lý lịch của doanh nghiệp thiếu minhbạch...

Các hình thức trá hình hoặc không rõ ràng cổ đông chiến lược hay cố ý tạo sựnhầm lẫn về hợp tác toàn diện sẽ làm lý lịch của doanh nghiệp thiếu minhbạch... Như thế, các nhà đầu tư chân chính có thể bị mắc bẫy một lần nhưnglần sau sẽ rất cảnh giác và trở nên dị ứng với bất kỳ một dạng nào về hợptác chiến lược.

Vài năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam rất tích cực tìm kiếm "nhà đầu tư chiến lược", nhất là nhà đầu tư chiến lượcnước ngoài. Cộng đồng các nhà đầu tư cũng thường coi những thông tin này nhưlà chỉ báo về tương lai của các doanh nghiệp này và họ cũng coi đó là cơ sởđể đầu tư, nắm giữ cổ phiếu. Như vậy, rõ ràng các nhà đầu tư chiến lược sẽ"tạo ra giá trị" cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thời gian qua, người ta cũng chứng kiến rất nhiều "hợp đồng hợp tácchiến lược" giữa các doanh nghiệp với nhau... nhưng sau đó dường như không cónhiều cải thiện mới từ doanh nghiệp; cộng đồng các nhà đầu tư cũng đã và đang cóhoài nghi về vấn đề này. Điều này cho thấy cần có tư duy mới hơn về lựa chọn nhàđầu tư chiến lược trong thời gian tới.

Tăng giá trị cho DN đã bị xói mòn

Khi đề cập đến nhà đầu tư chiến lược đối với một doanh nghiêp, theo nghĩa quảntrị công ty, thông thường người ta hiểu là một đối tác có mức độ cam kết rất caođối với doanh nghiệp đó về các mặt quan trọng như vốn, quản trị, quản lý, côngnghệ...

Đối tác này tham gia hỗ trợ quá trình cải cách, vực dậy các doanh nghiệp yếu kémvề tài chính, quản trị... đồng thời, góp phần"sửa chữa" nhanh chóng những yếukém của doanh nghiệp đang trong quá trình cơ cấu lại; làm cho doanh nghiệp sớmvượt qua giai đoạn khó khăn. Nhà đầu tư chiến lược sẽ  "add value" (gia tăng giátrị) cho doanh nghiệp đã bị xói mòn hết giá trị (như làm ăn thua lỗ, mất uytín,... ).

Hút vốn: Tìm NĐT hay "bán" doanh nghiệp lấy tiền?
Có DN kêu gọi đối tác chiến lược đầu tư về vốn lại bỏ tiền vào kinh doanh BĐS (Ảnh minh họa: SGTT)

Sơ đồ dưới đây có thể mô tả đôi chút về mục tiêu/mục đích của doanh nghiệp trongnước và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Sơ đồ cho thấy, chỉ khi hai bên gặpđược nhau (như thoả hiệp được về mục tiêu) thì việc lựa chọn nhà đầu tư chiếnlược được thành công.

Tại Việt Nam, quá trình thiết lập quan hệ nhà đầu tư chiến lược, nhất là nhà đầutư chiến lược nước ngoài thời gian qua có một số điểm đáng quan tâm và có thể làcác bất cập sau:

Tiền vốn lấn át mục tiêu công nghệ mới, quản trị mới

Việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược đáng lẽ cần được coi như một giải pháp cơcấu lại doanh nghiệp, nhằm đưa quản lý, công nghệ và đi kèm là vốn... Tuy nhiên,nhiều doanh nghiệp do vấn đề vốn khó khăn và tầm nhìn chiến lược quản lý hạn chếđã gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đối tác chiến lược, và mục tiêu vềvốn thường được đặt ra đầu tiên sau đó mới đến các tiêu chí khác.

Nhiều DN Việt Nam thường không chấp nhận đối tác nước ngoài do giá cố phiếu màđối tác "ngoại" trả thường thấp hơn thị giá (giá hiện hành). Chẳng hạn, việc lựachọn đối tác người ngoài của VCB mất quá nhiều năm là một ví dụ điển hình vềviệc không thảo thuận được về giá.

Sử dụng tiền chưa hợp lý

Một trong những mục tiêu của tìm đối tác chiến lược (nhất là đối tác chiến lượcnước ngoài) là cải thiện và hỗ trợ cơ sở vốn của doanh nghiệp trong nước - củngcố tài chính. Việc củng cố tài chính không chỉ đơn thuần được hiểu là tăng thêmsố tiền đơn giản mà còn là củng cố kỷ luật tài chính của doanh nghiệp do áp dụngcác hệ thống quản trị tài chính quốc tế...

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Việt Nam thường có cách tiếp nhận vốn nước ngoàirất đáng chú ý. Có doanh nghiệp rất lớn, kể cả ngân hàng lớn năm 2010 đã tiếpnhận một nguồn vốn rất lớn hàng trăm triệu USD của cổ đông chiến lược nước ngoài(cụ thể là của IFC, thuộc nhóm Nhóm ngân hàng thế giới - WB) nhưng lại sử dụngngay khoản vốn đó cho mục đích đầu cơ vào bất động sản...

Cho dù nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có đồng ý, nhưng ở góc độ khác quan chothấy trong điều kiện thiếu vốn cho nhu cầu kinh doanh nhưng doanh nghiệp lại sửdụng vốn cho mục đích đầu cơ hơn là vào kinh doanh chính (core business) củamình là một câu hỏi lớn và phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn chưa hợp lý.

Việc đầu cơ có thể có lãi (về mặt tài chính) song đó là sự may rủi và trênphương diện tổng thể thì điều đó là trái với nguyên tắc về lựa chọn đối tácchiến lược.

Hút vốn: Tìm NĐT hay "bán" doanh nghiệp lấy tiền?

Mập mờ đối tác chiến lược

Thông tin đại chúng cho thấy, dường như ngày nào cũng vậy, tại Việt Nam  có rấtnhiều quan hệ đối tác chiến lược mới được xác lập và như vậy các yếu kém tại cácdoanh nghiệp sẽ nhanh chóng được khắc phục (bao gồm cả thiếu vốn).

Song, khảo sát thực tế cho thấy trong thực tế có rất ít những hợp đồng đối tácchiến lược đưa đến các cải cách, cơ cấu lại doanh nghiệp (kể cả hỗ trợ vốn) mộtcách thực sự... Có nhiều hợp đồng đối tác chiến lược toàn diện được ký chủ yếuđể bán được cổ phiếu... vì sau đó người ta không thấy có sự gắn kết nào một cáchtoàn diện mà lại thấy có khá nhiều giao dịch mang tính trục lợi nhiều hơn...

Nhiều trường hợp, một đối tác chiến lược góp vốn vào doanh nghiệp khác nhưng lạitìm cách thoái vốn (bí mật) ngay sau khi mua được cổ phiếu... Và như vậy các hợpđồng hợp tác chiến lược lại làm hỏng doanh nghiệp (về một số mặt) và làm hỏngthị trường chứng khoán. Vì sau này, doanh nghiệp khó có thể huy động vốn theonhững cách thức như thế nữa và mục đích cơ cấu lại doanh nghiệp không đạt được.

Các hình thức trá hình hoặc không rõ ràng cổ đông chiến lược hay cố ý tạo sựnhầm lẫn về hợp tác toàn diện hay cổ đông chiến lược của doanh nghiệp sẽ làm cholý lịch của doanh nghiệp thiếu minh bạch... Như thế, các nhà đầu tư chân chínhcó thể bị mắc bẫy một lần nhưng lần sau sẽ rất cảnh giác và trở nên dị ứng vớibất kỳ một dạng nào về hợp tác chiến lược...

Rõ ràng, vấn đề lựa chọn đối tác chiến lược đối với doanh nghiệp Việt Nam thờigian qua còn khá nhiều hạn chế và nhìn chung chưa thành công. Điều này phản ánhhệ thống quản trị doanh nghiệp đang  tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sựphát triển.

Nhà đầu tư chiến lược, nhất là nhà đầu tư chiến lược đang bắt trởnên quan trọng đặc biệt quan trọng đối với quá trình cải cách doanh nghiệp khôngchỉ là vốn cho đầu tư mà trong đó là công nghệ, thông lệ tốt nhất về quản trịcông ty cần được cải thiện mạnh mẽ ở Việt Nam.

Nếu việc lựa chọn cổ đông chiến lược (nhất là nước ngoài) không được cải thiệntốt thì doanh nghiệp trong nước sẽ khó thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn: "quản lý,quản trị yếu kém - thiếu vốn kinh doanh - hoạt động kém - không có nhà đầu tưmới và cam kết (nhà đầu tư chiến lược) - thiếu vốn...".

Việc thay đổi nhận thức, tư duy lại về lựa chọn nhà đầu tư chiến lược - coiđó là giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp (chứ không phải là bán doanh nghiệpđể lấy tiền...) sẽ giúp doanh nghiệp thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn bấy lâunay.

Ngày 10/6/2011, Hội nghị thường niên Vietnam CFO Summit năm 2011 do Vietnam Report và báo VietnamNet phối hợp tổ chức sẽ diễn ra tại KS Sheraton, Hà Nội với chủ đề "Tối ưu hoá cấu trúc vốn và hiệu quả huy động vốn - Tận dụng cơ hội bứt phá trong giai đoạn bất ổn".

Hội nghị sẽ là nơi các CFO, CEO của các doanh nghiệp lớn Việt Nam và các chuyên gia tài chính đến từ các tổ chức tài chính, tư vấn hàng đầu trong và ngoài nước cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong bối cảnh kinh tế mới. Chi tiết chương trình tham khảo tại www.vietnamreport.net.

Th.s Lê Văn Hinh

TheoVEF



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.