Khẩn cấp giảm thuế để "cứu" doanh nghiệp

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đề xuất mức thuế TNDN chung là 22% (hiện là 25%), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 20%. Từ 1/1/2016, thuế TNDN sẽ được áp dụng thống nhất là 20%.

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đề xuất mức thuế TNDN chung là 22% (hiện là 25%), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là 20%. Từ 1/1/2016, thuế TNDN sẽ được áp dụng thống nhất là 20%.

Đây là một trong những nội dung được các ĐBQH bàn thảo sôi nổi trong phiên thảo luận sáng 29/5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng khi kinh tế đang khó khăn thì doanh nghiệp không thể có lãi để nộp thuế cho ngân sách quốc gia, do đó cần sớm “cứu” doanh nghiệp (DN) để họ làm ăn được.

Tuy nhiên ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đề nghị, nên áp dụng thuế suất sớm từ ngày 1/7/2013 để DN có thêm điều kiện tháo gỡ khó khăn.

Báo chí cũng cần được ưu đãi thuế

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tập trung vào việc sửa đổi một số vấn đề như bổ sung chính sách ưu đãi thuế đối với một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn ưu đãi (ngoài các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành).

Dù dự án Luật đề cập tới giảm thuế cho DN nhưng lại không ưu đãi cho báo in, báo hình. Theo ĐB Hà Minh Huệ (Bình Thuận): không áp dụng thuế ưu đãi dành cho TNDN đối với hình thức báo chí khác như báo in, báo hình là không hợp lý. Trong khi hai hình thức báo này hiện đang bị lỗ vì doanh nghiệp đã thu gọn rất nhiều, gây khó khăn cho việc lấy quảng cáo trên báo. ‘Giảm thuế suất cho báo chí sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách, trong khi báo chí giúp cho việc thông tin về tình hình kinh tế, xã hội rất lớn’, ĐB Huệ nói.

Giảm thuế suất cho báo chí sẽ không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách, trong khi báo chí giúp cho việc thông tin về tình hình kinh tế, xã hội rất lớn


ĐB Dương Quang Sơn (Bắc Cạn): quan tâm nhiều các khoản thu nhập được trừ thuế, trong đó có chi phí từ quảng cáo, tiếp thị. Lý do ĐB đưa ra bởi thời buổi khó khăn này, DN phải tự hạch toán với nhiều khoản chi lớn. Bây giờ bị đánh thuế nữa thì sẽ càng khó khăn hơn. 

ĐB Dương Trung Quốc thì ví von: thuế dành cho quảng cáo giống như việc chuyển dịch đứa trẻ sơ sinh với đứa trẻ trưởng thành (không tính theo doanh thu). Chúng ta luôn cảnh giác mà không hề tin tưởng vào DN, trong khi họ chính là nguồn thu chính đóng góp vào ngân sách của nhà nước. DN đầu tư vào dịch vụ quảng cáo để chuyên nghiệp hơn, thế mà còn tiếp tục đánh thuế hay sao. Mục tiêu sớm hội nhập, lộ trình xóa bỏ Ban soạn thảo cần quan tâm đến mục tiêu: lợi ích nhà nước ngăn chặn lợi ích doanh nghiệp, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để DN có thêm điều kiện để vực dạy kinh doanh.

Đánh thuế - khó khăn càng khó hơn

Cũng về hỗ trợ thuế TNDN, dự thảo đề xuất quy định doanh nghiệp thực hiện đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội được áp dụng thuế suất 10% đối với phần thu nhập từ  bán, cho thuê, cho mua nhà ở xã hội nhằm khuyến khích kinh doanh loại hình này, góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở nói chung, nhà ở xã hội nói riêng.

ĐB Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cho rằng, Luật thuế TNDN sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN, giảm thuế phổ thông từ 28% còn 25%, thậm chí còn 22% sẽ giúp DN có thêm điều kiện để giải quyết hàng tồn kho, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Chính phủ cũng cần có biện pháp ngăn chặn giảm giá, tăng nguồn thu vốn DN nước ngoài. Trong khi có DN chỉ phải nộp thuế từ 12- 15% trong nhiều năm là không công bằng.

Luôn là ĐB “ấn tượng” bởi nhiều ý kiến sắc gọn trong nhiều kỳ họp, ĐB Trần Du Lịch (Tp.HCM) cho rằng, cần ưu đãi cho DN tham gia chế biến nông sản dựa vào nguồn trong nước phải được coi như sản phẩm công nghệ cao, vì nông dân nên cần được ưu đãi. Có vậy mới giải quyết những ấn tượng xấu của bạn hàng khi nghĩ “nông sản VN toàn ăn tươi nuốt sống”.

Liên quan đến việc ưu đãi cho DN vừa và nhỏ, theo ĐB Lịch, nếu DN có trên 200 lao động nhưng không mang về doanh thu 20 tỷ mà không được hưởng ưu đãi là không hợp lý. Còn những DN mới kèm lẫn nhiều điều kiện “khó” thì mới được hưởng ưu đãi là chúng ta vẫn “nợ” họ. 

Giải pháp đột phá nào để tháo gỡ khó khăn cho DN? Giảm thuế thu nhập cho DN chỉ ở mức 5% thì không phải vậy. ‘Tại sao không giảm tới 20% bởi giảm thuế với tốc độ lớn sẽ là mũi tên trúng nhiều đích (tuy chỉ tác động được 30% DN) nhưng sẽ là động lực, là đầu tàu để chèo lái con tàu tăng trưởng của nền kinh tế VN đi lên’, ĐB Lịch phát biểu.

Trong sáng nay, có 20 ĐB nêu ý kiến, phần lớn tán thành việc sửa đổi Luật thuế TNDN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để DN vượt qua khó khăn.

Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.