Không chỉ tại doanh nghiệp

Sau hơn 2 năm rưỡi triển khai, dự án Xi măng Quang Sơn (Thái Nguyên) của Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp đã đi vào hoạt động với kỷ lục nội địa hóa 73% khối lượng thiết bị. So với con số 67% mà Chính phủ đề ra cho dự án này trước đó, có thể thấy rõ cơ hội của ngành chế tạo thiết bị, vật tư trong nước là không nhỏ.

Muốn giảm nhập siêu, tạo công ăn việc làm trong nước và giúp cho doanh nghiệp cơkhí Việt Nam phát triển thì Nhà nước, chủ đầu tư và kể cả nhà sản xuất Việt Namphải có cùng chí hướng và cùng chung tay hành động.

Sau hơn 2 năm rưỡi triển khai, dự án Xi măng Quang Sơn (Thái Nguyên) củaTổng công ty Xây dựng Công nghiệp đã đi vào hoạt động với kỷ lục nội địa hóa73% khối lượng thiết bị. So với con số 67% mà Chính phủ đề ra cho dự án nàytrước đó, có thể thấy rõ cơ hội của ngành chế tạo thiết bị, vật tư trongnước là không nhỏ.

Tại anh, tại ả

Tuy nhiên, để dự án này có được tỷ lệ nội địa hóa trên chủ đầu tư đã phải cầnmẫn bóc tách chi tiết các phần việc, thiết bị có thể làm được ngay tại Việt Nam,đi kèm với việc biết đích xác doanh nghiệp nào có thể đảm trách thực hiện phầnviệc này, thay vì chọn duy nhất một tổng thầu theo hình thức chìa khóa trao tay(EPC) đang rất thịnh hành ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam khi trăn trở với việc làmsao để các dự án triển khai ở Việt Nam - mà trước hết là của các chủ đầu tưtrong nước - có thể sử dụng nhiều hơn nữa các thiết bị, vật tư được chế tạotrong nước đã cho rằng, vấn đề chính nằm ở chủ đầu tư.“Nếuchủ đầu tư muốn và mong tạo việc làm cho người lao động Việt Nam thì họ sẽ cócách làm, còn nếu chủ đầu tư không muốn sẽ vô cùng khó” - ông nói.

Trên thực tế, sự e ngại của các chủ đầu tư trong việc dùng thiết bị, máy móc,vật tư trong nước không phải là không có nguyên do. Một quan chức của Tập đoànCông nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam, nơi đang triển khai 2 dự án lớn về bauxitvới hình thức tổng thầu  EPC nước ngoài để phát triển dự án đã từng tâm sự, sựngại ngần của các chủ đầu tư khi dùng “hàng nội” là có thực, dù có khi không nằmở phần chất lượng.

“Có những phần việc đúng là doanh nghiệp trong nước làm được,nhưng nếu tách thành gói thầu riêng và trao cho nhà thầu trong nước triển khaithì chủ đầu tư cũng phải lo lắng, trăn trở theo vì không biết có về đích đúnghẹn không.

Nếu không về đích đúng hẹn thì tổng thầu lại vin vào đó làm chậm tiếnđộ cả một công trình lớn. Thiệt hại không biết đến đâu”. Còn nói về tính cạnhtranh về giá bỏ thầu, ông này cho biết, nếu doanh nghiệp Trung Quốc nhận thầuvới giá 1, thì doanh nghiệp trong nước chào giá ít nhất là 1,2 - 1,3. 

Không chỉ tại doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cơ khí trong nước hiện có thể đáp ứng được tới 70% khối lượng máy móc thiết bị của một nhà máy xi măng

Thừa nhận sự hỗ trợ của chủ đầu tư sẽ giúp được doanh nghiệp cơ khí trong nướcrất nhiều, bà Nguyễn Thu Hà - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)cho hay, dù các thiết bị của ngành dầu khí, như nhà máy lọc dầu, đều có bảnquyền và nhà cung cấp bản quyền khi ký hợp đồng sẽ chỉ định ngay nhà cung cấpthiết bị, nhưng nếu ngay từ khi đàm phán mua bản quyền PVN đã có trong tay danhsách các thiết bị trong nước sản xuất với chất lượng tốt thì họ chắc chắn cóphần trong các dự án tại Việt Nam của PVN.

Dẫu vậy, bà Hà cũng cho biết, với các quy định hiện nay về đấu thầu hay cácchính sách thuế, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam chắc chắn thua ngay trên sân nhànếu không có sự hỗ trợ của chủ đầu tư. Giàn khoan mà Tổng công ty Dịch vụ và Kỹthuật Dầu khí (PTSC) thuộc PVN đang chế tạo trong nước đắt hơn so với giá 182triệu USD mà Vietsovpetro mua của Singapore.

“Trong cơ cấu giàn khoan đang đóngở Việt Nam có 40 triệu USD tiền  thuế các loại, đơn cử như thuế nhà thầu nướcngoài 5% thì mình phải chịu thuế 10%. Vì thế đi đấu thầu ở nước ngoài thắngnhiều, chứ nếu đấu thầu trong nước nếu không có sự cương quyết của một bên chủđầu tư là PVN với các cổ đông nước ngoài còn lại thì không bao giờ doanh nghiệpViệt Nam trúng thầu của PVN”, bà Hà nói.

Ủng hộ quan điểm nhất thiết phải sửa lại Luật Đấu thầu, ông Thụ phân tích: “Vềkỹ thuật thì nhà thầu G7 hay nhà thầu Trung Quốc đều làm được, nhưng đến đấu giáthì tất cả vào tay nhà thầu Trung Quốc hết. Vấn đề này không phải chỉ riêng củaViệt Nam mà của tất cả các nước trên thế giới. Vậy nên nước nào cũng có sáchlược để đối phó với các nhà thầu Trung Quốc”.

Đây không phải là chuyện nói cho vui, bởi trên thực tế tất cả các dự án mà tổngthầu là doanh nghiệp Trung Quốc thì không có chuyện doanh nghiệp nội địa nhậnđược bất cứ gói thầu nhỏ nào. Tất cả đều do doanh nghiệp của Trung Quốc đảmnhiệm hết.

Không chỉ là chuyện cung cấp thiết bị, vật tư, gia công chế tạo đềuđược làm ở các doanh nghiệp Trung Quốc mà ngay cả nhân công thi công trong cácgói thầu EPC ở Việt Nam này cũng được mang từ Trung Quốc sang. Thậm chí ở dự ánĐạm Cà Mau, tổng thầu Trung Quốc mang cả nhân công làm vệ sinh công nghiệp, dọndẹp công trường từ Trung Quốc sang, thay vì dùng dịch vụ này ở ngay Việt Nam.

Tại cả… cơ chế

Không chỉ tại doanh nghiệp

Ông Bùi Quang Hải - Chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Cơ khí và xây lắp côngnghiệp (Imeco), nơi đã từng xuất lô hàng 600 tấn thiết bị cơ khí siêu trọng siêutrường cho khách hàng Promecon (Đan Mạch) cho hay, với tiêu chí phải có 3 nămkinh nghiệm mới được tham dự đấu thầu, nhiều doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đã bịloại ngay từ ngoài vì có được làm đâu mà có kinh nghiệm. Mà đã không làm thì lầnsau cũng vẫn chưa có kinh nghiệm để tham gia đấu thầu được.

Nhập siêu của Việt Nam trên thực tế không phải chỉ đến từ hàng tiêu dùng, hàngxa xỉ như ôtô, điện thoại đắt tiền, bởi con số này tuy có lên tới hàng tỷ đô la,nhưng vẫn còn ít nếu so với nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư từ ngoài vào, màtrong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm phần lớn.

Chính vì vậy, nếu không có tư duy và chính sách rõ ràng trong việc tạo cơ hộicho các doanh nghiệp trong nước phát triển sản xuất thì nhập siêu vẫn sẽ còntiếp tục gia tăng. Đáng chú ý trong vấn đề này là việc làm sao để các doanhnghiệp cơ khí trong nước có mặt nhiều hơn ở những dự án do doanh nghiệp Việt Namlà chủ đầu tư.

Theo ông Nguyễn Việt Đức - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam, cácdoanh nghiệp cơ khí trong nước phải chịu khó marketing cho mình mạnh hơn nữa.Ông Đức cho hay, trong khi các nhà thầu nước ngoài săn đón chủ đầu tư, hiểu biếtvề dự án thì lại không thấy doanh nghiệp cơ khí trong nước đâu cả.

Đó là chưa kể các doanh nghiệp cơ khí Viêt Nam dù có rất nhiều sản phẩm thiết bịmang đi đấu thầu quốc tế nhưng doanh nghiệp trong nước có nhu cầu dùng sản phẩmđó lại không hề biết đã có hàng “made in Việt Nam”.

Chẳng hạn như trường hợp củaPVN, dù doanh nghiệp này đã đầu tư nhiều nhà máy điện nhưng lại không biết rằngCông ty cổ phần Thiết bị điện Đông Anh đã sản xuất được máy biến thế công suất500 kV. Chính vì vậy, theo bà Hà, Bộ Công Thương cần phải có những chương trìnhxúc tiến nội địa để các doanh nghiệp trong nước biết về sản phẩm hiện có củangành cơ khí chế tạo.

Ngoài ra, ông Thụ cũng cho rằng, nên có tổng kết và nhân rộng cách làm của cácđơn vị cơ khí trong nước thành công như Xi măng Quang Sơn để các doanh nghiệpkhác có thể học hỏi kinh nghiệm tách gói thầu, tạo việc làm cho doanh nghiệptrong nước của đơn vị này.

Tuy nhiên, vai trò của Nhà nước, của cơ quan chức năng trong việc tạo ra thịtrường cho doanh nghiệp Việt Nam, cho người lao động Việt Nam là rất cần thiết.Theo  hướng này, cần phải có những hàng rào kỹ thuật như các tiêu chí về bảohành, bảo dưỡng thiết bị máy móc, công nghệ áp… một cách cụ thể để buộc các nhàthầu nước ngoài phải chia sẻ bớt công việc cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Quang Sáng
Doanh nhân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.