Lời khuyên Obama: Người Việt sẽ quyết định tương lai người Việt

Ông Obama đến rồi đi, còn chúng ta thì vẫn ở lại đây, trên đất nước mình và chật vật với cơm áo gạo tiền.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc chuyến thăm Việt Nam. Trong hành trình mà ông Obama nói rằng “điều tốt đẹp nhất để dành sau cùng”, nhà lãnh đạo quyền lực số 1 thế giới đã khẳng định: “Mỹ có thể giúp Việt Nam cách vận hành nền kinh tế một cách minh bạch”. Ông Obama đến rồi đi, còn chúng ta thì vẫn ở lại đây, trên đất nước mình và chật vật với cơm áo gạo tiền.

Thật tốt nếu ai đó ngỏ ý muốn giúp, nhưng suy cho cùng chỉ chúng ta mới cứu được chính mình. Ngẫm từ những câu chuyện thực tế và những lời khuyên của Obama trong chuyến đi này để càng thấm thía hơn điều này.

Chẳng ai cứu chúng ta được, khi thực trạng đang diễn ra là với 7,5 triệu ha đất thuộc 870 nông, lâm trường quốc doanh, mà ròng rã suốt 10 năm qua, nhiều nông lâm trường bỏ hoang hoá đất đai, phần có sản xuất cũng chỉ góp vào ngân sách 1.809 tỉ đồng. Mỗi ha chỉ góp được vỏn vẹn 90.000 đồng/năm, tương đương đúng 10kg gạo. Số gạo ít ỏi chẳng bằng một suất gạo hỗ trợ cho ngư dân Hà Tĩnh những ngày cá chết vừa qua

Nhưng cũng xin đừng vội nói rằng chỉ đơn vị quốc doanh mới làm ăn èo uột như thế. Bờ xôi ruộng mật giao cho nông dân cũng chẳng khá hơn. Ở Thanh Hóa, nông dân đã từng làm đơn xin trả ruộng. Một sào lúa, sau khi trừ đi các chi phí, họ chỉ còn lại khoản tiền đủ mua một tô phở. Và, đó chẳng phải chuyện hy hữu, khi khắp các vùng quê, sản xuất nông nghiệp khó khăn, ruộng đồng bỏ hoang vô số.

obama, tổng thống Mỹ, người Việt, công nghiệp, lạc ậu, tụt hậu, chuyến thăm, Việt-Mỹ

Ở góc độ vĩ mô, chưa bao giờ ngân sách nhà nước lại khó khăn như lúc này. Nhiều năm qua, chúng ta vẫn quen ‘vung tay quá trán’, chi tiêu nhiều hơn số tiền làm ra, thâm hụt ngày càng nghiêm trọng. Theo công bố của Bộ Tài chính, 4 tháng đầu năm nay, bội chi ngân sách đã vào khoảng 53.600 tỉ đồng.

Trong một câu chuyện khác, sau nhiều năm tự hào rằng Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhóm đầu thế giới, thì nay hệ thống siêu thị Metro, Big C đều đã về tay người Thái.

Ngay sau đó, hàng Việt đã phải đối diện vô vàn khó khăn để giữ được một vị trí trên kệ hàng siêu thị. Sẽ còn nhiều sản phẩm Việt dần dần biến mất khỏi thị trường. Các nhà máy vẫn có thể sẽ còn tiếp tục đóng cửa. Và sẽ có hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn doanh nghiệp cứ thể lẳng lặng mà “chết”.

obama, tổng thống Mỹ, người Việt, công nghiệp, lạc ậu, tụt hậu, chuyến thăm, Việt-Mỹ

Ông Obama nói rằng, “người Việt sẽ quyết định tương lai người Việt... Tương lai nằm trong tay các bạn”.

Trong nhiều năm liên tục, Việt Nam đã kêu gọi thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế để vươn tầm, hội nhập. Tuy nhiên, đến giờ, chắc không còn mấy người có thể lạc quan trước những khó khăn ngổn ngang của thực trạng kinh tế nước nhà. Và tất nhiên, chúng ta không thể ngồi chờ đợi ai đó chìa bàn tay ra cứu mình?

Chính ông Obama cũng nói rằng, “người Việt sẽ quyết định tương lai người Việt... Tương lai nằm trong tay các bạn”.

Mấy ngày trước khi ông Obama đến Việt Nam, một chương trình nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa của một DN trong nước đã được khởi động. Theo đó, đơn vi này sẽ hỗ trợ cho hàng Việt vào siêu thị của họ với mức chiết khấu 0%, nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Thậm chí, doanh nghiệp còn có thể được hỗ trợ về vốn và thương hiệu.

Tôi cho rằng, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng từ phía các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh và đào thải ngày càng khốc liệt. Ở một nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng, nếu chúng ta cứ đứng chờ thì sẽ thụt lùi, thậm chí bị quật ngã. Doanh nghiệp buộc phải tự hành động theo khả năng của họ.

Những người đi bước đi đầu tiên thường dễ bị hoài nghi. Ngẫm thì thấy người Việt chúng ta thường tự ‘cầm tù’ mình bằng định kiến. Nhưng chúng ta định èo uột đến bao giờ? Chúng ta sẽ phải nhập khẩu từ cái tăm tre tới sợi dây thun cho đến bao giờ?.

Liên kết để tồn tại, để lớn mạnh, hay cứ mạnh ai nấy làm để rồi ‘chết dần chết mòn’? Thực tế đã cho thấy, trong tổng số gần 500.000 doanh nghiệp ở Việt Nam, không nhiều những doanh nghiệp tự đứng độc lập và vươn lên trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tôi nghĩ rằng cần nhiều hơn những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, có đủ sức mạnh về vốn và công nghệ và cần nhiều hơn những chương trình liên kết và dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phải có lực thì mới làm được. Và nếu bạn không đủ lực để đứng lên hành động, để truyền cảm hứng, để tạo sự lan tỏa thì hãy vỗ tay cho những người có thể làm được. Đó cũng là một việc tốt cho xã hội hiện thời.

Theo VietNamNet


tổng thống Obama đến Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.