Những quan niệm sai lầm khi khởi nghiệp theo hình thức nhượng quyền

Thành công không phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhượng quyền. Ngoài ra, cần tránh những quan niệm sai lầm sau đây khi theo đuổi hình thức kinh doanh này.

Kinh doanh theo hình thứcnhượng quyền (franchising) có thể là một giải pháp khởi nghiệp tốt. Tuy nhiên,một cơ sở kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cũng giống như một doanh nghiệpnhỏ hoạt động độc lập và cũng có khả năng gặp thất bại.

Thành công không phụ thuộc rấtnhiều vào sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhượng quyền.Ngoài ra, cần tránh những quan niệm sai lầm sau đây khi theo đuổi hình thức kinhdoanh này.

1. Đi vay ngân hàng là "chuyệnnhỏ"

Mặc dù hoạt động kinh doanh theohình thức nhượng quyền hiện đang rất phát triển và có nhiều trường hợp thànhcông, nhưng các ngân hàng hiện nay rấy e dè trong việc cho vay để khởi nghiệp,nhất là trong bối cảnh nền kinh tế chưa thoát khỏi khủng hoảng.

2. Cạnh tranh là điều xấu

Các doanh nhân thường nghĩ rằnghoạt động trong một lĩnh vực được bảo hộ thì có nghĩa là không có cạnh tranh.Khi kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, bạn có thể được bảo hộ bởi doanhnghiệp nhượng quyền (được bảo đảm rằng sẽ không có ai khác được nhượng quyềntrong địa bàn hoạt động hay thị trường của bạn), nhưng cạnh tranh từ những doanhnghiệp khác thì vẫn còn đó.

Cạnh tranh sẽ làm mạnh thêm cơ sở kinh doanh củabạn, tạo cho bạn cơ hội để cải thiện hoạt động và dịch vụ của mình. Cạnh tranhvới các đối thủ thậm chí còn giúp bạn tạo ra sự chú ý nhiều hơn từ khách hàng,thúc đẩy nhu cầu và đem đến cho bạn cơ hội làm khác biệt sản phẩm và dịch vụ củamình.

Những quan niệm sai lầm khi khởi nghiệp theo hình thức nhượng quyền

Một cơ sở kinh doanh theo hình thức nhượng quyền cũng giống như một doanh nghiệp nhỏ hoạt động độc lập và cũng có khả năng gặp thất bại (Ảnh minh họa)

3. Lớn hơn luôn có nghĩa làtốt hơn

Một doanh nghiệp nhượng quyền cóthể có quy mô lớn, nhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp đó cung cấp cácsản phẩm hay dịch vụ có chất lượng. Doanh nghiệp nhượng quyền có thể tăng trưởngnhanh nếu doanh nghiệp đó làm tiếp thị hiệu quả, có một đội ngũ quản lý bán hànggiỏi và xông xáo, đầu tư nhiều tiền cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.Một doanh nghiệp nhượng quyền thành công thật sự sẽ tăng doanh thu bằng cáchcung cấp cho thị trường một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng và hỗ trợ thườngxuyên cho các cơ sở kinh doanh được nhượng quyền.

4. Không nên là cơ sở đượcnhượng quyền đầu tiên trong hệ thống

Điều này nghe có vẻ hợp lý và thểhiện rõ tính cẩn trọng. Nhưng trên thực tế, khả năng thành bại phụ thuộc vào hệthống và doanh nghiệp nhượng quyền. Nếu hệ thống chỉ đơn thuần là một khái niệmhay ý tưởng và bản thân doanh nghiệp nhượng quyền chưa bao giờ kinh doanh theomô hình đó trong thực tế thì nên dè chừng. Còn nếu doanh nghiệp nhượng quyền đãvận hành hệ thống thành công trong nhiều năm và sản phẩm hay dịch vụ đang tăngtrưởng tốt trên thị trường thì những cơ sở được nhượng quyền đầu tiên thường sẽnhận được nhiều hỗ trợ.

5. Không cần thuê một luật sưhay chuyên gia tài chính

Bạn cần phải tham khảo ý kiến củaluật sư và các chuyên gia tài chính trước khi đặt bút ký vào bất cứ một văn bảnpháp lý nào. Các luật sư sẽ giúp bạn đọc các điều khoản trong hợp đồng chuyểnnhượng và phát hiện ra những điều khoản "có vấn đề". Sẽ phải tốn kém một ít chiphí, nhưng nếu không làm điều này thì cũng giống như bạn mua một chiếc xe hơi màkhông lái thử trước.

6. Một sản phẩm hay mô hìnhkinh doanh phổ biến thì luôn đảm bảo thành công.

Trên thực tế, những ngành kinhdoanh an toàn là những ngành cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu màkhách hàng không có thời gian, không muốn tự làm và không có điều kiện để tự làmra chúng. Những sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhượng quyền có được tínhchất này. Sự hỗ trợ của doanh nghiệp nhượng quyền các vấn đề đào tạo, tiếp thị,tư vấn chọn địa điểm... là những yếu tố quan trọng hơn quyết định thành công củadoanh nghiệp được nhượng quyền.

7. Quản lý nhân viên là việckhông khó

Hãy tự kiểm tra với kinh nghiệmquản lý của bạn. Nếu bạn chưa có đủ kinh nghiệm quản lý con người thì nên thamgia các khóa đào tạo. Quản lý không phải là một công việc dễ dàng và nếu đó làmột lĩnh vực bạn không muốn làm thì nên chọn một hướng kinh doanh khác.

8. Kinh doanh nhượng quyềnluôn đảm bảo thành công

Cũng như các hình thức khởinghiệp khác, kinh doanh nhượng quyền ẩn chứa nhiều rủi ro. Doanh nghiệp đượcnhượng quyền có khả năng thành công cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác vìcó được một thương hiệu vững chắc và một kế hoạch kinh doanh bài bản. Tuy nhiên,thành công cuối cùng phụ thuộc vào khả năng của bạn trong việc điều hành cơ sởkinh doanh nhượng quyền và thực hiện kế hoạch kinh doanh đó.

Theo Nhất Nguyên
Những quan niệm sai lầm khi khởi nghiệp theo hình thức nhượng quyền



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.