Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng đã "khai man" như thế nào?

Điển hình có thể kể đến, năm 2010, Vinalines báo lãi1.241 tỷ đồng nhưng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, doanh nghiệp này lỗ1.273,892 tỷ đồng.

Điển hình có thể kể đến, năm 2010, Vinalines báo lãi1.241 tỷ đồng nhưng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, doanh nghiệp này lỗ1.273,892 tỷ đồng.

"Chạy" điểm liệt

Trong những ngày vừa qua, kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm vàthiếu sót của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được công bố đã thu hútsự chú ý của dư luận. Theo đó, Vinalines đã gây thất thoát và lãng phí nhiều tỷđồng. Nhưng điều khiến mọi người thực sự sốc đó là những con số nói lên tìnhtrạng thua lỗ của công ty này.

Tuy nhiên, trên thực tế Vinalines lại báo lãi ở mức cao. Điển hình có thể kểđến, năm 2010, Vinalines báo lãi 1.241 tỷ đồng nhưng theo kết luận của Thanh traChính phủ, doanh nghiệp này lỗ 1.273,892 tỷ đồng. Để lý giải về việc “khai man”lỗ thành lãi của Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng, Phóng viên báo Giáo dụcViệt Nam đã có cuộc trao đổi với TS Kinh tế Nguyễn Minh Phong về vấn đề này.

Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng đã "khai man" như thế nào?
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong

Ông Nguyễn Minh Phongnói: “Cái này không khó hiểu vì tôi nhớ, đã có lúc chúng ta đặt ra quyđịnh, giám đốc nào mà để doanh nghiệp lỗ liên tiếp 2 năm thì sẽ cáchchức nên rất có thể khi phía Vinalines sắp vào điểm liệt đó thì phải báolãi”.

Nói về những nguyên nhân dẫn đến việc làm ăn thua lỗ của một số Tổngcông ty, Tập đoàn lớn của nhà nước trong thời gian vừa qua, ông NguyễnMinh Phong cho biết: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy.Và có thể nói đến nguyên nhân khách quan ban đầu là vấn đề về 1 phầnnhiệm vụ chính trị trong đầu tư công.

Cụ thể là đầu tư công thông qua tập đoàn có 2 nhiệm vụ: một nhiệm vụ vềkinh doanh và một nhiệm vụ phi lợi nhuận. Với nhiệm vụ về kinh doanh,thì những doanh nghiệp bị lỗ thì xét sau.Về nhiệm vụ phi lợi nhuận thìđương nhiên nó sẽ bị lỗ theo ý nghĩa kinh tế thông thường.

"Không có động lực để làm lãi"

Những nguyên nhân khác dẫn đến việc các doanh nghiệp như đã nêu bị lỗ làcòn vì cơ chế hiện nay không rõ ràng về sở hữu và cơ chế trách nhiệm củacác doanh nghiệp không rõ ràng và đủ mạnh để các doanh nghiệp phải tạođồng lực làm lãi. Nên có thể có lãi đó nhưng các doanh nghiệp họ chianhau hết mà họ cố tình báo lỗ.

Họ không có động lực để làm lãi mà bởi vì nhà nước chỉ giao nhiệm vụ chohọ là bảo toàn vốn thôi. Nếu bị lỗ thì họ nói là do nhiệm vụ chính trị.Kể cả kinh doanh xăng dầu cũng như vậy. Khi lỗ thì họ bảo do nhiệm vụchính trị mặc dù do các doanh nghiệp trong lĩnh vực này tính toán thịtrường, nhập khẩu…. không đúng.

Thứ ba là cơ chế cán bộ, cơ chế bên trong tại các doanh nghiệp nhà nướchiện nay cũng không tìm được những người có năng lực thực sự về quản trịkỹ thuật nên kết quả kịnh doanh kém đi. Ngoài ra các doanh nghiệp nàycòn có tính chất xã hội nữa, không được đuổi nhiều người lao động.

Cơ cấu lại của các doanh nghiệp này không được mạnh dạn. Tuy nhiên nóphải gánh chịu nhiều chi phí trung gian và những chi phí không cần thiếtthì cũng có thể gây ra lỗ.

Vinalines dưới thời ông Dương Chí Dũng đã "khai man" như thế nào?
Chỉ trong 4 năm (năm 2007 - 2010), hiệu quả sử dụng vốn của Vinalines giảm mạnh, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm gần 30%

Thứ tư là các hành vi củamột số quan chức và doanh nghiệp cố tình coi doanh nghiệp như một sânsau, như một “con gà đẻ trứng vàng”… Ngoài ra còn nhiều lý do khác nữa”.

Theo ông Phong, những giải pháp thì gắn liền với những nguyên nhân trên.Đầu tiên là phải phân biệt rõ hai nhóm mục tiêu. Đâu là mục tiêu làm lợinhuận thì dứt khoát phải có lợi nhuận. Nếu không có lợi nhuận thì sẽcách chức lãnh đạo hoặc là có những chế tài nghiêm ngặt cho việc này.Còn bộ phận nào không vì lợi nhuận phải có chỉ tiêu rõ ràng.

Tức là phải có 2 cơ chế cho 2 mục tiêu: cho kinh doanh và cho không kinhdoanh chứ không phải là 2 mục tiêu dùng chung một cơ chế. Và đã kinhdoanh thì phải bình đẳng với các doanh nghiệp khác và phải có lãi. Tómlại là nên rút bớt tỷ trọng các doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh.

TS Phong cho biết thêm: “Các luật liên quan đến đầu tư công và quản lýnhà nước phải được bổ sung một cách rõ ràng nhất là luật về đầu tư công.Các tiêu chí về trách nhiệm cá nhân ngay cả cơ chế để tuyển chọn cán bộđó về công tác kiểm tra, giám sát, chế tài. Và cuối cùng là việc nên cónhững chế độ thông tin công khai minh bạch về các doanh ngiệp nhà nướchoặc là các khoản đầu tư vốn nhà nước để cho tăng sự kiểm tra, phản biệnchéo và giám sát xã hội lên”.

Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, qua số liệu về vốn, tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của Vinalines giai đoạn 2007 -2010 (không bao gồm 5 đơn vị chuyển từ Vinalines sang) cho thấy: Kết quả kinh doanh tổng hợp năm 2007 – 2008 có lãi, năm 2009 lỗ 412,325 tỷ đồng, năm 2010 lỗ 1.273,892 tỷ đồng.

Nguồn vốn chủ yếu đảm bảo hoạt động của Vinalines giai đoạn 2007 – 2010 là vốn tín dụng và phải trả khác… Năm 2007, nợ phải trả là hơn 17.071 tỷ đồng chiếm 65,68% và năm 2010 là hơn 36.599 tỷ đồng chiếm 91,4% tổng nguồn vốn.

Như vậy, số nợ năm 2010 phải trả tăng thêm hơn 19.527 tỷ đồng so với năm 2007 (khoảng 2,15 lần). Hiệu quả sử dụng vốn giảm mạnh, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu từ 14,15% (năm 2007) xuống còn âm 14,8% (năm 2010).

Tuy nhiên, trái ngược hẳn với kết luận của Thanh tra Chính phủ, theo báo cáo của Vinalines, từ 2007 - 2010, tổng công ty đều có doanh thu và lợi nhuận vượt kế hoạch, bất chấp khủng hoảng kinh tế, giá cước vận tải và đơn hàng sụt giảm.

Năm 2009, khi khó khăn kinh tế bắt đầu lộ rõ, tổng sản lượng vận tải biển của Vinalines sụt giảm, chỉ đạt 32,9 triệu tấn, tổng doanh thu giảm so với năm 2008 khi chỉ đạt 18.195 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận đạt 857 tỷ đồng và số nộp ngân sách đạt 1.234 tỷ đồng.

Đến năm 2010, Vinalines công bố tổng doanh thu đạt 20.934 tỷ đồng, tăng 16% và tổng lợi nhuận đạt 1.241 tỷ đồng, tăng 40%, tổng nộp ngân sách đạt 1.190 tỷ đồng, tăng 1% so với thực hiện năm 2009.

Nhưng “đáng nể phục” hơn khi 6 tháng đầu năm 2011, Vinalines công bố lỗ tới 660 tỷ đồng nhưng trong báo cáo toàn năm 2011, tổng lợi nhuận ước đạt 62,15 tỷ đồng, tăng 24% so với kế hoạch đã đề ra.

Điều này khiến nhiều người bày tỏ sự hoài nghi về khoản lợi nhuận “khủng” này của Vinalines khi hàng loạt công ty con của Vinalines làm ăn thua lỗ, kinh tế khó khăn, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm gần 30% chỉ trong 4 năm.

Theo Giaoduc.net



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.