Chăm sóc răng: Chuyện nhỏ, nỗi lo lớn

Thói quen sử dụng đường và sự lơ là trong vệ sinh đã khiến tình trạng sâu răng vĩnh viễn đang là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Thói quen sử dụng đường và sự lơ là trong vệsinh đã khiến tình trạng sâu răng vĩnh viễn đang là nỗi ám ảnh của nhiềungười.

Với quan niệm trẻ nhỏ thì"răng sữa rồi đằng nào chả thay", nhiều cha mẹ thường không chú ý đếnviệc chăm sóc răng cho con, mà không biết rằng răng sữa thực chất có vaitrò quan trọng trong sự phát triển của trẻ những năm đầu đời. 

Sâu răng sữa

Chị Nguyễn Thanh Hải (C3Nghĩa Tân, Hà Nội) cả tuần nay đau đầu về chuyện răng miệng của cậu contrai 6 tuổi. Mặc dù cậu bé đang tuổi thay răng nhưng những chiếc răngsữa chưa kịp thay đã sún gần hết.

Tuần trước, khi con kêuđau răng, vợ chồng chị chỉ nghĩ có cái răng nào đó gần đến lúc thay nênkhiến con đau. Nhưng lúc đưa con đi nhổ răng, anh chị mới phát hoảng khinghe bác sĩ nói con có đến 4 chiếc răng sâu tới tận gốc răng nên gây đaucho cháu chứ không phải thay răng bình thường.

Chăm sóc răng: Chuyện nhỏ, nỗi lo lớn

Ảnh minh họa

Thấy thế, vợ chồng chịHải mới lo ngại nhìn nhau. Vì bấy lâu nay anh vẫn chủ quan cho rằng conmới mọc răng sữa thì chưa cần chăm sóc kỹ. Có lúc, anh chị cũng tập chocon đánh răng nhưng cu cậu không muốn đánh vì sợ đau nên cứ bữa được bữakhông.

"Bây giờ được bác sĩtư vấn mới hiểu mặc dù răng sữa thì cuối cùng cũng sẽ thay, nhưng nếu đểtrẻ bị sâu răng bởi vi khuẩn hoặc cặn bã thức ăn có thể dẫn đến nhiềuvấn đề khác như tổn hại gốc răng, ảnh hưởng đến cả răng vĩnh viễn saunày. Đúng là mình đã chủ quan quá", chị Hải tâm sự.

Theo BS Nguyễn Văn Việt,Phòng nha Việt Hưng, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh, nếuchúng ta chăm sóc răng, lợi cẩn thận ngay từ giai đoạn sớm, răng sữaphát triển tốt thì răng vĩnh viễn cũng sẽ chắc khoẻ. Trẻ thường mọcchiếc răng đầu tiên vào khoảng 6 tháng tuổi.

Nhưng theo các bácsĩ của Chương trình Healthy Family (Hoa Kỳ), ngay trước khi trẻ có răng,các bà mẹ cũng nên chú ý chăm sóc, vệ sinh nướu cho trẻ sạch sẽ bằng gạcmềm thấm nước sạch ngay sau khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa. Khi trẻ bắt đầumọc chiếc răng đầu tiên, các bà mẹ nên dùng gạc hoặc khăn vải ướt quấnquanh ngón tay, lau sạch cả mặt trước, mặt trong và xung quanh chiếcrăng mới cho trẻ. Đồng thời cũng cần chú ý vệ sinh cả nướu răng.

Dùng kem đánhrăng khi 3 tuổi

TS Phạm Như Hải, Trưởngkhoa Răng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba cho rằng, vào thời điểm chiếc răngđầu tiên xuất hiện cũng là lúc cha mẹ có thể giúp trẻ đánh răng bằng bànchải. Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng lông bàn chải phải mềm và tròn để bảovệ nướu. Và chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước muối loãng để đánh răngcho trẻ.

Lên ba hay bốn tuổi, làthời điểm tốt nhất để tập cho trẻ sử dụng kem đánh răng. Tuy nhiên, cầnchú ý mua đúng loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi củatrẻ để đảm bảo chắc chắn nướu lợi không bị tổn thương.

Ngay cả khi trẻ có thíchthú với việc tự đánh răng thì bạn cũng chưa nên để trẻ tự làm, bạn cóthể giám sát hoặc giúp chải răng vì trẻ chưa có ý thức để chủ động chảisạch răng và tay cũng chưa đủ khoẻ để chà sạch các mảng bám trên mặtrăng. Không ít các gia đình chủ quan, tin rằng con đã 4 - 5 tuổi, có thểtự đánh răng mỗi tối, nhưng lâu dần vẫn thấy răng có mảng bám, vàng ố vàbắt đầu bị sâu. Do vậy, tốt nhất bạn chỉ nên để trẻ tự làm việc đó khiđã trên 6 tuổi.

Theo Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.