Cho rằng người xin việc không lễ phép vì gọi "bạn" xưng "mình", cô nàng đăng đàn "dạy dỗ" nào ngờ bị ném đá

Hành động "dạy dỗ" của cô nàng tự xưng là quản lý này không những không được đồng tình mà còn thu về hàng tấn gạch đá.

Hành động "dạy dỗ" của cô nàng tự xưng là quản lý này không những không được đồng tình mà còn thu về hàng tấn gạch đá.

Những năm gần đây, tình trạng các bạn trẻ viết đơn hoặc đăng ký xin việc online với câu cú và cách xưng hô không đầu không đuôi, không chủ, không vị ngữ đã khiến rất nhiều người ngán ngẩm. Thậm chí, đã từng có nhiều làn sóng xuất hiện để bài trừ, cũng như là nhắn nhủ cảnh tỉnh các bạn trẻ phải chín chắn và lễ độ hơn mỗi khi đi xin việc.
Cho rằng người xin việc không lễ phép vì gọi bạn xưng mình, cô nàng đăng đàn dạy dỗ nào ngờ bị ném đá-1

(Ảnh minh họa)

Và mới đây, cũng nằm xoay quanh đề tài trên, một cô bạn đã đứng lên phản ánh tình trạng tương tự vì có một người vừa mới đăng ký xin việc với thái độ không được đàng hoàng (theo cách cô ấy nghĩ) chỗ cô ấy thông qua facebook. Đáng tiếc, khác với những lần khác, hành động "dạy dỗ" của cô nàng không những không được đồng tình mà còn thu về hàng tấn gạch đá.

Tất nhiên, không phải bỗng dưng bị ném đá, mà mọi thứ đều có nguyên nhân cả đấy. Nhìn hình ảnh cụ thể lời văn ngỏ ý xin việc của người cần việc và đôi dòng "dạy đời" của cô bạn nhân vật chính dưới đây sẽ rõ:
Cho rằng người xin việc không lễ phép vì gọi bạn xưng mình, cô nàng đăng đàn dạy dỗ nào ngờ bị ném đá-2

(Ảnh: Facebook)

Quả thật, cách xưng hô với một người không quen, vốn dĩ rất là vô chừng. Có người không thích được gọi là anh/chị vì như thế rất… già, có người chẳng cần biết ai ra sao, bao nhiêu tuổi nhưng muốn đóng vai vế lớn hơn từ khía cạnh của nhà tuyển dụng. Nhưng dù xưng hô thế nào đi chăng nữa, cách gọi "bạn" xưng "mình" như trên (đối với một người không phải thuộc hàng cô chú hay anh chị quá lớn tuổi) suy cho cùng vẫn có thể coi là an toàn và lịch sự.

Đó là chưa kể, đôi khi cũng không hẳn là phải vì tiếng xưng hô mà đánh giá được giá trị đạo đức cũng như là thái độ khi đi xin việc của một người. Nó còn phụ thuộc vào cảm quan của nhà tuyển dụng dành cho câu chữ của người đi xin. Ở câu chuyện trên, rõ ràng nhìn vào đã thấy rất dễ chịu và hoàn toàn có thể chấp nhận được bởi người xin việc đã kết câu bằng từ "ạ" - một từ thể hiện đầy đủ vị trí thấp hơn trong bất kỳ mối quan hệ nào.
Cho rằng người xin việc không lễ phép vì gọi bạn xưng mình, cô nàng đăng đàn dạy dỗ nào ngờ bị ném đá-3

(Ảnh: Facebook)

Chính vì có quá nhiều sai sót trong màn "bóc mẽ" của mình, nếu không muốn nói là "tỏ vẻ ta đây" như cách dân mạng đánh giá, cô nàng trên đã bị rất nhiều người công kích kịch liệt. Ai ai cũng cho rằng, một khi sự hà khắc đặt không đúng chỗ, cùng với thái độ "vỗ ngực xưng tên", nó sẽ biến một người dù là có vị trí và địa vị nhất định trở thành con số không trong mắt mọi người xung quanh. Đơn giản, có thể gọi màn bóc mẽ này là "gậy ông đập lưng ông".

"Chắc phải gọi bằng mẹ, xưng bằng con mới vừa lòng", "nhiều người tuổi chưa tới đâu chứ thích làm chị thiên hạ, má thiên nhiên lắm", "Phải nhắn là: Dạ chào mẹ, con đăng ký bán bánh", "chắc nghĩ mình văn minh", "gặp quản lý kiểu này thì có được nhận về làm cũng chẳng yên", "không khéo được nhận về làm, đến chuyện đi toilet cũng phải quỳ lạy van xin", "em là bà nội của anh - phiên bản người thật việc thật đây",...
Cho rằng người xin việc không lễ phép vì gọi bạn xưng mình, cô nàng đăng đàn dạy dỗ nào ngờ bị ném đá-4

(Ảnh: Facebook)

Đó là đa số tất thảy các bình luận với đầy đủ sắc thái của cộng đồng cư dân mạng sau khi chứng kiến màn "dạy dỗ" quá quá quắt của cô bạn nhân vật chính. Hy vọng qua những góp ý và những lời mỉa mai có phần hơi gay gắt này, cô nàng ấy sẽ nhìn nhận lại hành động của mình và thật tâm đánh giá việc đúng sai của nó, sau khi đọc lại lời xin việc của người cần việc một lần nữa.

Đôi khi suy nghĩ đơn giản lại thấy mọi việc thật dễ dàng, phải không nào chị em?

Theo Helino


xin việc

dân mạng ném đá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.