Chuyện những cô gái 9X chinh phục bầu trời

Ai cũng nghĩ phi công là nghề dành cho phái mạnh, nhưng nhiều cô gái còn rất trẻ đã thực hiện được ước mơ chinh phục bầu trời.

Ai cũng nghĩ phi công là nghề dành cho phái mạnh, nhưng nhiều cô gái còn rất trẻ đã thực hiện được ước mơ chinh phục bầu trời.

Với đặc thù công việc, chỉ tính riêng yêu cầu về thể lực và sức khoẻ của nghề phi công đã khiến nhiều đấng mày râu phải lắc đầu ngao ngán. Vậy mà, đã có những cô gái tuổi đời còn rất trẻ đã vượt qua những khó khăn đó để trở thành những nữ phi công 9X đầu tiên của Việt Nam.

{keywords}

Không học đại học để theo đuổi ước mơ phi công

Ước mơ trở thành nữ phi công từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hoàng Hà Nhi (SN 1994) - cô nữ sinh chuyên Pháp trường Hà Nội Amsterdam đã không ngừng phấn đấu học tập. Cô đoạt giải Ba cuộc thi Quốc gia môn tiếng Pháp, được tuyển thẳng vào bất cứ trường Đại học nào của Việt Nam có giảng dạy tiếng Pháp.

Tuy nhiên, Nhi đã không đến với giảng đường Đại học mà chọn cho mình một con đường lập nghiệp hoàn toàn mới lạ và đầy khó khăn thử thách - học lái máy bay.

Nhi cho biết, thế mạnh lớn nhất của cô là sử dụng thành thạo ngoại ngữ, Nhi học chuyên Pháp và học thêm tiếng Anh để đi học phi công bên Mỹ nên khả năng giao tiếp của Nhi rất tốt. Khó khăn nhất là vấn đề thể lực, là phái nữ nên Nhi đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt đủ sức khoẻ để thi vào nghề phi công.

{keywords}

“Ngày còn học phổ thông em tập chạy bộ rất nhiều để có sức khoẻ, còn hiện nay em không có nhiều thời gian nên vào những ngày nghỉ em đều đi tập Yoga và Gym” - Nhi bật mí về bí quyết duy trì sức khoẻ của mình.

Nhi đã theo học nửa năm tại Trung tâm Đào tạo bay trong TP.HCM sau đó chuyển qua học 3 tháng quân sự tại Nha Trang. Cùng thời điểm trên, trong khi những người bạn cùng trang lứa đang háo hức đến với giảng đường Đại học thì Nhi một thân một mình sang Mỹ học đào tạo phi công 1 năm rồi lại tiếp tục quay về học lái buồng lái giả định.

“Sau khi học hết những khóa học trên, em thi tuyển vào Vietjet và trở thành cơ phó từ tháng 12/2015. Tính đến thời điểm hiện tại, được sự dìu dắt của các thầy lịch bay hợp lý, em đã được khoảng 500 giờ bay” - nữ phi công 9X cho biết.

{keywords}

Bên cạnh những khó khăn vất vả của nghề phi công, việc một cô gái trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới” chấp nhận xa rời bạn bè, bươn trải một mình cũng là sự cố gắng hết sức đối với Nhi.

Bỏ nghề giáo viên để trở thành phi công

Cũng là một phi công tại Cty Cổ phần Hàng không Vietjet, nhưng khác với Nhi, Nguyễn Mai Tuyết Dung (SN 1991) lại có một bước ngoặt khá thú vị. Từ cô sinh viên tốt nghiệp khoa Anh Ngữ Đại học Sư phạm TP.HCM, Dung xin vào giảng dạy tiếng Anh tại Trung tâm đào tạo bay.

{keywords}

Tại đây Dung được Trung tâm đào tạo để trở thành một giảng viên dạy tiếng Anh cho những phi công muốn thi lên cơ trưởng. Sau thời gian được đào tạo và giảng dạy tại Trung tâm, Dung được tiếp xúc với rất nhiều phi công và dần dần thấy thích công việc này.

“Ban đầu em nghĩ phi công là một nghề khô cứng và chỉ làm việc với máy móc nhưng em đã nhầm. Công việc này đòi hỏi sự năng động, sáng tạo nhưng phải có tính kỷ luật cao. Đây là những điểm rất giống với nghề giáo viên em đã được học trong trường” - Tuyết Dung nói.

{keywords}

“Ba mẹ em bất ngờ lắm vì quyết định của em, gia đình cũng không có ngay một khoản tiền lớn như thế trong nhà để cho em đi học” - Dung chia sẻ. Tuy nhiên, cựu giảng viên này cũng cho biết thêm, sau khi thuyết phục thành công, cô được gia đình hỗ trợ rất nhiều trong thời gian đi học ở bên Mỹ.

Khi được hỏi về tương lai sau này, Tuyết Dung khẳng định: “Thời điểm này em chỉ tập trung vào bay cho tốt để trở thành cơ trưởng!”. Dung thừa nhận rằng mình là cô gái dễ thay đổi nhưng đó cũng là cá tính riêng của cô. “Ngày còn đi học, em rất thần tượng cô giáo dạy tiếng Anh nên đã quyết tâm thi vào Sư phạm để nối nghiệp cô. Nhưng ước mơ bao năm đó của em đã bị sức hút của nghề phi công cuốn mất. May mắn là con đường trở thành phi công của em cũng đã thành công” – cựu giảng viên tiếng Anh cười vui vẻ.

Làm phi công đã khó, làm nữ phi công còn khó hơn

Trước đây, khi phương tiện máy bay còn là dịch vụ xa xỉ, phi công dường như là “cánh cửa hẹp” đối với các bạn trẻ, nhất là nữ giới, phi công nữ được lên buồng lái đếm được trên đầu ngón tay. Từ khi thị trường hàng không có sự tham gia của các hãng hàng không tư nhân, thế hệ mới như Vietjet, cánh cửa này đã rộng hơn.

Môi trường làm việc đa quốc gia, mạng bay rộng khắp, thu nhập hấp dẫn và cơ hội được đào tạo ở nước ngoài, cùng làm việc trong đội ngũ phi công tài năng đa quốc gia, chính sách tuyển dụng công khai, chỉ cần giỏi tiếng Anh, có sức khỏe tốt, không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học…Vietjet đang là “địa chỉ đỏ” cho những ước mơ thành phi công của các bạn trẻ.

Theo ông Lưu Đức Khánh- Giám đốc điều hành Vietjet, hãng hàng không này có chính sách bình đẳng, không quan niệm phi công là nữ hay nam, trong nước hay ngoài nước.

“Chúng tôi đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng học viện Hàng không Vietjet hợp tác với Airbus để hợp tác đào tạo phi công và kỹ sư đi vào hoạt động 2017, chúng tôi luôn chào đón các bạn nữ có niềm đam mê trở thành phi công”, ông Khánh nói.

Xuân Thạch

Bình luận