Công chức lách luật cố đẻ con trai

" Thấy chồng hay thở dài, thỉnh thoảng lại bị đám bạn bè, anh em chế vì có toàn "thị mẹt", mình thấy tội quá. Hơn nữa, ông ấy làm kinh doanh, hay phải đi tiếp khách, cứ bị khích bác mãi thể nào cũng có lúc tức lên làm liều, mình không đẻ lại nhờ người khác đẻ hộ thì chết ", chị Dịu kể.

Có hai cô con gáiđáng yêu nhưng biết chồng vẫn khát một thằng cu nối dõi, cô giáo Dịu (Phúc Thọ,Hà Nội) chấp nhận bị phạt và cắt thưởng một năm để sinh thêm con thứ ba.

"Thấy chồng haythở dài, thỉnh thoảng lại bị đám bạn bè, anh em chế vì có toàn "thị mẹt", mìnhthấy tội quá. Hơn nữa, ông ấy làm kinh doanh, hay phải đi tiếp khách, cứ bịkhích bác mãi thể nào cũng có lúc tức lên làm liều, mình không đẻ lại nhờ ngườikhác đẻ hộ thì chết", chị Dịu kể.

Là giáo viên dạyvật lý tại một trường cấp 2 ở ngoại thành Hà Nội, chị Dịu thừa biết nếu sinh conthứ 3 thể nào cũng bị phạt. "Cũng chỉ là một năm cắt thưởng thôi, mà về kinh tếthì mình không phải lo. Ở trường mình, nhiều người cũng thế, nên dễ thông cảmcho nhau. Ở đâu âu đấy, quê mình vẫn trọng nam khinh nữ lắm, nên phải cố thôi,nếu không khó sống lắm", chị nói.

Chuẩn bị cho lầnsinh thứ 3, chị Dịu lên kế hoạch tính toán rất chi tiết, ngoài việc áp dụng cáccách được chị em nhà chồng và đồng nghiệp mách, chị còn phải căn làm sao mangthai vào đúng dịp nghỉ hè, giảm được vài tháng phạt. 

Công chức lách luật cố đẻ con trai

Ảnh minh họa

"Mấy năm trướcở chỗ mình có bác hiệu trưởng vì cố sinh thêm cậu quý tử mà chấp nhận bị cáchchức, xuống làm giáo viên thường. Thôi thì được cái nọ mất cái kia", chị Dịukể.

Theo quy định củaPháp lệnh dân số năm 2008, mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có quyền và nghĩa vụ sinhmột hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.

Quy định 94 của BộChính trị và hướng dẫn số 11 của Đảng nêu rõ: Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ bịcảnh cáo, đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo sẽ bị cách chức; sinh con thứ 4 sẽbị khai trừ. Với cán bộ công chức, viên chức không phải đảng viên, Tổng cục Dânsố cũng kiến nghị, nếu sinh con thứ 3 sẽ bị cách chức nếu như đang giữ chức vụlãnh đạo và sẽ bị cảnh cáo nếu không giữ cương vị lãnh đạo; sẽ không đề bạt bổnhiệm vào những vị trí lãnh đạo, không được chuyển ngạch công chức, kéo dài thờigian nâng lương...

Tuy nhiên, thựctế, vì nhu cầu sinh con trai, nhiều cán bộ, đảng viên vẫn tìm đủ mọi cách "láchluật".

Trường hợp của ôngToàn, giảng viên một trường đại học có tiếng tại Hà Nội là một điển hình.

Là cán bộ giảngdạy có uy tín, đã có hai cô con gái, một lên 10, một lên 7, nhưng gánh vai contrai trưởng trong gia đình, sức ép phải có quý tử nối dõi khiến ông Toàn luônmong có thêm "thằng chống gậy".

Cuối cùng, saunhiều lần bàn bạc, hai vợ chồng ông Toàn quyết định sinh thêm đứa thứ ba. Đểkhỏi ảnh hưởng tới con đường thăng tiến của chồng, khi mang thai, người vợ vềquê nội ở Phú Thọ sống và sinh con. Hai cô con gái cũng về cùng mẹ. Mãi tới khicậu út được 3 tuổi, vợ chồng ông mới lại đưa cả ba con ra Hà Nội học. Bạn bè vàđồng nghiệp thân thiết biết chuyện nhưng đều giả vờ như không.

Vừa cố sinh thêmcon, vừa không muốn ảnh hưởng tới công việc tại cơ quan nhà nước, không hiếmngười còn áp dụng "kế": con ruột vờ làm con nuôi.

Hai vợ chồng cùnglàm việc ở sở xây dựng tại một tỉnh giáp Hà Nội, ngay khi có ý định sinh thêmcon thứ ba, hy vọng là cậu ấm, anh Thành, 34 tuổi, đã xin cho vợ nghỉ khônglương rồi vào Sài Gòn với lý do chữa u. Tầm hơn năm sau, người ta thấy vợ anh vềcùng một bé trai kháu khỉnh và nói là mới nhận nuôi từ bệnh viện.

"Nhìn thằng bégiống hệt bố, ai cũng biết chuyện là thế nào nhưng chẳng thể nói gì. Ông này chỉ"chết" nếu có ai muốn chơi đểu mà lôi mọi việc ra thôi", một người bạn của anhThành kể.

Không chỉ dùng "kế", nhiều côngchức sẵn sàng chấp nhận bị kỷ luật, hạ quân hàm, thuyên chuyển công tác... vìmuốn sinh được con trai. Tuy nhiên, không phảitrường hợp nào "cố" cũng được như ý. Không ít người "mất cả chì lẫn chài" khicon thứ 3 vẫn là gái, dù đã áp dụng để các cách từ sách vở, công nghệ hiện đạiđến kinh nghiệm dân gian.

Nhiều hội trênmạng bàn tán rôm rả quanh chủ đề "công chức, đảng viên sinh con thứ 3 có bị kỷluật" hay "Đang làm nhà nước, vỡ kế hoạch vì muốn có thằng cu, làm thế nào",không ít người đồng tình với quan điểm: "Thật ra việc sinh con thứ 3 chỉ ảnhhưởng chút xíu đến "túi tiền" và nếu có định lên chức thì bị chậm lại thôi. Nhưthế chẳng đáng gì so với việc có thêm một "thiên thần" nữa".

Kết quả một khảosát do Viện nghiên cứu và phát triển xã hội thực hiện nửa cuối năm 2010 tại 4tỉnh là Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ngãi và Cần Thơ, cho thấy, tâm lý ưa thích contrai ở Việt Nam bắt nguồn từ hệ thống thân tộc và mô hình cư trú phụ hệ, tạo raáp lực buộc các gia đình phải có ít nhất một con trai. Mọi người cho rằng contrai là rất quan trọng đối với các gia đình vì con trai tiếp nối dòng dõi; thờcúng tổ tiên và chăm sóc cha mẹ lúc họ về già.

Mọi người thích cócon trai không chỉ vì "giá trị" của bản thân người con trai mà còn vì việc cócon trai sẽ củng số vị trí của người phụ nữ trong gia đình và khẳng định uy tíncủa người đàn ông trong cộng đồng. Nam giới và phụ nữ không có con trai thườngphải chịu áp lực rất lớn từ gia đình nhà chồng và phải chịu đựng sự mỉa mai,trêu chọc và xúc phạm của cộng đồng. Tâm lý ưa thích con trai không chỉ là vấnđề duy trì dòng giống gia đình mà còn là vấn đề áp lực, uy tín và sự thừa nhậnvề đạo đức.

Ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánhthanh tra Tổng cục dân số cho biết, thực tế, cũng như những người dân bìnhthường, nhiều công chức nhà nước vẫn mang nặng tâm lý thích có con trai và cónhu cầu đẻ con trai. Thậm chí, họ còn có lợi thếhơn người để thực hiện việc này, là do có học hành nên dễ dàng tìm hiểu và ápdụng các thông tin hướng dẫn sinh con theo ý muốn...

Về lý thuyết,những trường hợp đó nếu bị phát hiện sẽ xử lý nghiêm chứ không thể bỏ qua bởicán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình sẽ trở thànhgương xấu và làm giảm ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, thuyết phục trong cuộc vậnđộng giảm sinh và giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Nhưng trên thựctế, hệ thống luật nước ta chưa có quy định xử lý cụ thể với các trường hợp viphạm pháp lệnh dân số mà không phải là đảng viên. "Ngay cả những người là đảngviên thì hình thức kỷ luật như thế nào là do chi bộ đảng, đơn vị quản lý trựctiếp đưa ra, áp dụng. Mà ở nước ta, nhiều khi trong cơ quan lại có tính chất baoche, thông cảm cho nhau nên cũng dễ dàng cho qua hoặc xử lý rất nhẹ", ông Báchnói.

Trả lời phỏng vấn cách đây ít lâu, ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởngTổng cục dân số cũng cho biết, nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người, quyềntự do quyết định sinh sản của người dân. Vì thế, chúng ta cũng chưa có một điềunào quy định rõ các hình thức xử lý đối với những người sinh quá số con quy địnhmà chỉ có chế tài với từng đối tượng. Bản chất của công tác dân số là tuyêntruyền, vận động để người dân nâng cao ý thức, thể hiện trách nhiệm của bản thânvới chất lượng sống của gia đình mình và cộng đồng bằng việc sinh ít con.

Theo Vương Linh
VnExpress



TP.HCM: Chủ nhóm lớp mầm non tư thục đè, đánh, nhét trái cây vào miệng trẻ
Hai đoạn clip ghi lại cảnh chủ một nhóm lớp tư thục tại TP Thủ Đức, TP HCM có hành vi bạo hành trẻ mầm non khi túm áo trẻ ngã ra sàn nhà, ngồi đè lên bụng, nhét thức ăn vào miệng trẻ. Một đoạn clip khác cho thấy dồn trẻ vào góc rồi dùng vật cứng đập vào đầu.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.