Học trò tiêu tiền lì xì, bố mẹ choáng

Cần tiền có việc gấp, cô Đạo hỏi mượn tạm tiền lì xì của con. Cô bàng hoàng khi cậu con học lớp 10 tỉnh bơ đáp đang tính xin thêm tiền mẹ vì đã tiêu sạch bách khoản tiền mừng tuổi cả chục triệu đồng chỉ trong vài ngày.

Cần tiền có việc gấp, cô Đạohỏi mượn tạm tiền lì xì của con. Cô bàng hoàng khi cậu con học lớp 10 tỉnhbơ đáp đang tính xin thêm tiền mẹ vì đã tiêu sạch bách khoản tiền mừng tuổicả chục triệu đồng chỉ trong vài ngày.

Ngày Tết, các em học tròchính là đối tượng nhận được tiền xì lì nhiều nhất. Bố mẹ, người thân tronggia đình cho đến anh em họ hàng rồi đồng nghiệp, người quen của phụ huynh…không ít học trò nhận được số tiền mừng tuổi hàng chục triệu đồng. Nhưng hầuhết các em lại chưa có kỹ năng quản lý tài chính, tiền bạc. Nhiều em chitiêu theo nhu cầu, sở thích trước mắt mà không hề lăn tăn đến mục đích, hiệuquả.

Hơn nữa, nhiều phụ huynh lạithiếu quan tâm cũng như không quản lý chi tiêu của con. Nhất là khoản tiềnlì xì, họ lại càng ít “can thiệp” thế nên nhiều cô cậu còn tiêu “thả phanh”hơn vì được toàn quyền quyết định. 

Học trò tiêu tiền lì xì, bố mẹ choáng

Đầu năm, rủng tỉnh tiền lì xì nên nhiều học trò sa vào trò sát phạt đỏ đen

Cô Đạo (ngụ ở P.9, Q.11), chohay từ trước đến nay cô không "soi" đến việc chi tiêu của cậu con trai đanghọc lớp 10. Chưa bao giờ cô Đạo tra hỏi tiền mừng tuổi của con dù cô ángchừng khoản tiền này không hề nhỏ vì họ hàng đông và đều khá giả, con cô lạilà cháu đích tôn nên ông bà, chú bác mừng cháu mỗi người vài năm nghìn đếntiền triệu là chuyện thường. Chưa kể, chồng cô làm sếp tại một ngân hàng cógần trăm nhân viên.

Mới đây, có việc gấp cần tiềnmặt, cô Đạo hỏi mượn tiền lì xì của con. Cô bàng hoàng khi cậu con học lớp10 nói rằng cũng đang định xin tiền mẹ. Bởi khoản mừng tuổi cả chục triệuđồng cậu đã tiêu sạch bách chỉ trong vài ngày.

Lúc này người mẹ mới biết contrai vừa xách về mấy chiếc quần áo hàng hiệu giá 2 – 3 triệu đồng/chiếc.Tiền còn được “giải ngân” bằng việc “bao” bạn bè ăn uống ở quán sang, xemphim, … Những thứ xa xỉ mà theo cô là “quá” với học trò.

“Ở trường mặc đồng phục, muaquần áo hàng hiệu chỉ diện những lúc đi chơi để khoe mẽ với bạn bè. Thế màtôi cứ đinh ninh tiền lì xì cháu sẽ để dành mà không biết con mình luôn…thiếu tiền dù mỗi tháng được bố mẹ cho vài triệu để tiêu vặt. Từ nay tôi sẽphải siết chặt lại chi tiêu của cháu", người mẹ này cho hay.

Một giáo viên dạy cấp 3 ởBình Dương kể rằng, cô vừa phải gặp mặt để trao đổi với phụ huynh của một nữsinh tên Ng khi cô vô tình phát hiện học trò này cho cậu bạn được xem làthành phần cá biệt, đua đòi vay khoản tiền 6 triệu đồng cùng ý định "chomượn rồi cho luôn".

“Các em trao đổi thư với nhautrong giờ học. Tôi không tin nổi mắt mình khi đọc mẩu giấy của em Ng viết:“6 triệu T mượn tớ đừng nhắc đến nữa nhé. Ng không quan tâm đâu, cũng khôngphải trả lại Ng nữa”.

Khi cô hỏi thì em Ng trảlời đó là tiền mừng tuổi, em không có nhu cầu dùng đến nên cho vay.Nhưng biết T không có tiền, T lại nghiện chơi game, ăn chơi nên… Ngkhông hề có ý định đòi lại.

Không chỉ vậy, lúc này cômới biết thêm Ng còn mua nhiều quà tặng đắt tiền để tặng các bạn khác.“Khi nghe tôi nói, bố em Ng cũng giật mình vì chẳng hay biết gì. Giađình khá giả nên họ thường xuyên cho con tiền, cứ nghĩ là để con muasắm, ăn uống không bị thiếu thốn”, giáo viên này chia sẻ.

Theo nghiên cứu của Tổ chứccứu trợ trẻ em thực hiện trên 200 HS trường THPT Marie Curie và Nguyễn Du(TPHCM), học trò “giải ngân” tiền lì xì vào những mục đích tương tự tiềntiêu vặt hàng tháng được bố mẹ như dành để ăn uống, đi chơi, mua quần áo,quà tặng… Chỉ có 9% HS trong số này dùng số tiền lì xì để tiết kiệm.

Điều đáng nói, nhiều em đầutư tiền cho hình thức bề ngoài như thời trang, mỹ phẩm hay chi nhiều choviệc đi ăn uống, vui chơi ở những nơi sang trọng vì cho rằng đó là cáchkhẳng định giá trị bản thân.

Theo đánh giá của chuyêngia tổ chức này, nhiều thanh thiếu niên ngày nay được tiếp xúc với tiềnbạc rất sớm nhưng các em lại không được dạy về giá trị của đồng tiềncũng như cách quản lý chi tiêu một cách đúng mức. Trong khi đó, chínhphụ huynh cũng bị lúng túng không biết làm thế nào để giáo dục con vềtiền bạc.

Nhiều thanh thiếu niêncho biết, cha mẹ làm việc quá bận rộn nên các em thường xuyên nhận đượctiền thay cho thời gian quan tâm, chăm sóc nên chi tiêu mà chẳng aihướng dẫn, giám sát.

Theo Hoài Nam
Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.