Khi “thần dược” cũng là “thần chết”

Một bệnh nhân ăn cháo củ ấu tàu nhằm “tăng cường sinh lực đàn ông”, nhưng hậu quả là tê bì miệng, lưỡi, tứ chi; khó thở, tức ngực.

Một bệnh nhân ăncháo củ ấu tàu nhằm “tăng cường sinh lực đàn ông”, nhưng hậu quả là tê bì miệng,lưỡi, tứ chi; khó thở, tức ngực.

Vừa qua, một bệnh nhân nam 51 tuổi được nhập khoa Hồi sứctích cực (bệnh viện E Trung ương) trong tình trạng tê bì miệng, lưỡi, tứchi; khó thở, tức ngực, mạch 95 lần/phút, không đều; HA 90/60mmHg. Làmđiện tâm đồ thấy có ngoại tâm thu thất nhịp đôi. Bệnh nhân nói trước đócó ăn cháo củ ấu tàu nhằm “tăng cường sinh lực đàn ông”…

Vài nét về loại củ… tăng lực

Củ ấu tàu, còn gọi là củ gấu tàu, là rễ củ của cây ôđầu Việt Nam, tên khoa học là Aconitum fortunei. Cây thường mọc hoang ởcác vùng núi cao biên giới phía Bắc nước ta: Lào Cai, Tuyên Quang, HàGiang...  Ô đầu được xếp vào loại thuốc rất độc (bảng A). Độc tố cótrong ô đầu là aconitin. Độc tính của aconitin rất mạnh: Chỉ cần mộtliều từ 0,02 - 0,05mg cho 1kg thể trọng là có thể gây chết người. Loạiđộc tố này nhân dân dùng để tẩm vào đầu tên khi săn thú rừng, kể cả…voi.Ở nhiệt độ cao, aconitin bị phân hủy thành benzoylaconin và sau đó làaconin kém độc hơn aconitin khoảng 1.000 đến 2.000 lần.

Khi “thần dược” cũng là “thần chết”

Một bệnh nhân ăn cháo củ ấu tàu nhằm “tăng cường sinh lực đàn ông”, nhưng hậu quả là tê bì miệng, lưỡi, tứ chi; khó thở, tức ngực.

 
Trong Đông y, ấu tàu được dùng ngâmrượu để xoa bóp khi bị đau nhức, tê mỏi chân tay. Thường chỉ dùng làmthuốc uống khi đã qua chế biến cẩn thận và được dùng với liều nhỏ, có sựchỉ định và theo dõi thận trọng của thầy thuốc. Tây y dùng làm thuốc ho,chứng ra mồ hôi nhiều.

Khi nào thì bị ngộ độc?

Củ ấu tàu ngâm rượu chỉ dùng để xoa bóp. Nguy cơ bịngộ độc thường là trong những trường hợp uống nhầm tưởng là rượu thuốc,để trong tầm với của trẻ, khi dùng quá liều chỉ định của thầy thuốc. Ởmột số tỉnh vùng cao như Lào Cai, Hà Giang,… người dân thường nấu cháocủ ấu tàu dùng như món đặc sản vùng cao. Tuy nhiên nếu ăn những món ăncó củ ấu tàu chế biến chưa đúng cách sẽ gây ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc như thế nào?

Sau khi ăn, aconitin ngấm rất nhanh qua niêm mạc dạdày, ruột để vào máu gây nên các triệu chứng như tê miệng lưỡi, nói khó,tê mỏi chân tay, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ, buồn nôn, nôn, ỉa chảy,nặng hơn có thể liệt cơ hô hấp, loạn nhịp tim,… Nếu không được điều trịkịp thời bệnh nhân sẽ tử vong.
 
Cần làm gì khi bị ngộ độc?

Khi có biểu hiện ngộ độc củ ấu tàu, có thể gây nônnếu người bệnh còn tỉnh táo, sau  đó nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gầnnhất để xử trí. Tuyệt đối không nên giữ người bị ngộ độc ở nhà để tựtheo dõi hoặc điều trị theo mách bảo,… Như thế rất nguy hiểm khiến cóthể tử vong nhanh chóng do liệt cơ hô hấp hoặc loạn nhịp tim.

Cách phòng tránh

Vì ấu tàu rất độc nên người dân tuyệt đối không tự ýsử dụng. Khi dùng các chế phẩm thuốc có thành phần là củ ấu tàu phải hếtsức thận trọng và theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Không tự chế biếncủ ấu tàu làm thức ăn “tăng lực”, “bổ dưỡng” nếu không có kinh nghiệmchế biến. Các loại rượu ngâm ấu tàu dùng để xoa bóp nên dán nhãn rõràng, cất giữ nơi an toàn, xa tầm tay trẻ em và để tránh nhầm lẫn khi sửdụng.  

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.