Lật tẩy công dụng miếng dán hút độc

Muốn khỏe mạnh, chỉ cần dán miếng dán hút độc một đêm, mọi độc tố sẽ được hút ra ngoài. Quảng cáo “thần tiên” này đã bị các thầy thuốc “điểm mặt” là tầm bậy, người dùng sẽ bị tiền mất, tật mang.

Muốn khỏe mạnh, chỉ cần dán miếng dán hútđộc một đêm, mọi độc tố sẽ được hút ra ngoài. Quảng cáo “thần tiên” này đãbị các thầy thuốc “điểm mặt” là tầm bậy, người dùng sẽ bị tiền mất, tậtmang.

“Gan bàn chân có hơn 60huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên cơ thể, được cả nền y học phươngĐông lẫn phương Tây nhìn nhận là nơi phản ánh sức khoẻ của con người, nócòn được coi là “trái tim” thứ 2 của cơ thể... Hãy dán để có được một cơthể khỏe mạnh!”. Đó là những nguyên lý “khoa học” được viện dẫn trongquảng cáo miếng dán hút độc (MDHĐ).

Chữa bá bệnh

Lật tẩy công dụng miếng dán hút độc

Các miếng dán được quảng cáo tràn lan về tính năng hút độc. Ảnh: T.An



Cô Ngọc Anh, số máy 091269xxxx, người chuyên bán sản phẩm này quainternet, khi chúng tôi gọi điện thoại đến đã thao thao tư vấn gần 30phút về công dụng của MDHĐ. Theo cô Ngọc Anh, sự “thần kỳ” của miếng dánnằm ở chỗ, chỉ cần nhìn màu sắc của miếng dán sau khi bóc ra khỏi ganbàn chân thì có thể đoán được khá chính xác bệnh mà người đó đang mang,không cần phải đến bệnh viện “mất công làm xét nghiệm, đâm chọc kim vàongười”. Bởi sau khi dán 8 giờ, nếu người dán có bệnh gan thì miếng dánchuyển qua màu xanh lá cây; nếu bệnh về tim và ruột non chuyển qua màuđỏ; nếu bệnh về lá lách, dạ dày sẽ chuyển qua màu vàng; bệnh về phổi,ruột già thì chuyển qua màu trắng; bệnh về thận, bàng quang miếng dán sẽchuyển qua màu đen...

Chị Đặng Bích Khanh (ngụ Khâm Thiên, Hà Nội), cho biết qua lời mách củabạn bè, chị đã mua loại MDHĐ nhãn hiệu Foret được quảng cáo là chữa đượcbệnh viêm khớp, mất ngủ do Hàn Quốc sản xuất với giá 22.000 đồng/miếng.Theo đúng chỉ dẫn, mỗi đêm chị Khanh dán 2 miếng vào 2 gan bàn chân. Dánđược một thời gian, chị Khanh thấy các khớp vẫn đau như cũ, tình trạngmất ngủ không hề được cải thiện dù miếng dán nào bóc ra cũng chuyển sangmàu sẫm vàng. Thậm chí, hai gan bàn chân nơi dán miếng dán của chị Khanhcòn có hiện tượng lở ngứa, nứt nẻ.

Nói quá sự thật

Theo giáo sư Trương Việt Bình, Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyềnViệt Nam, việc nói các độc tố trong cơ thể dồn lại các huyệt đạo, huyệtvị ở gan bàn chân là “nói quá”. Việc bấm vào các huyệt đạo, huyệt vị ởlòng bàn chân chỉ có tác dụng nhất định trong trợ giúp, giúp chẩn đoánvà hỗ trợ điều trị bệnh vì nó sẽ giúp tác động lên hệ thống dây thầnkinh dẫn đến các cơ quan, bộ phận đó và giúp cải thiện tình trạng bệnh. 

Điều quan trọng là việc bấm huyệt không thể “đẩy” được các độc tố rangoài vì “tà khí” trong cơ thể đi qua nhiều đường khác nhau, không tậptrung tại một chỗ cố định. Do đó, nói dùng MDHĐ dán vào lòng bàn chân màhút được các chất độc trong cơ thể là không có thật, không đúng.

Còn Thấy thuốc Nhân dân, bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch HộiĐông y Việt Nam, nhìn nhận: Như lời giới thiệu công dụng của MDHĐ khidán vào giữa lòng bàn chân, nó có chèn vào huyệt dũng tuyền trên đườngkinh túc thiếu âm thận. Huyệt này có tác dụng điều trị các chứng bệnhtrướng phong, bị suyễn phong chẩn kết nhiệt, ho, sốt, đau hai chân dohàn thấp, chân nhấc không lên... Tuy nhiên, trên huyệt dũng tuyền nàychỉ có thể châm cứu để chữa bệnh, còn dán lên chân thì chưa có bằngchứng nào chứng minh là có tác dụng hút độc. Ngoài ra, bác sĩ Hướng cònphân tích cho thấy sự vô lý của sản phẩm như trên sản phẩm ghi “đâykhông phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, nhưngđối chiếu với công dụng thì kết quả lại có tác dụng như chữa bệnh; miếngdán không dùng cho người bị dị ứng với tôm, cua, nhưng trong sản phẩmlại không hề có chống chỉ định khi dùng.

Các chuyên gia y tế cũng cho hay, ngay với các miếng dán chữa bệnh đượcngành y tế kiểm định và cấp phép, thì việc dùng loại nào, dán trong thờigian bao lâu phải do các bác sĩ trực tiếp khám bệnh, điều trị quyếtđịnh. Điểm cần lưu ý là dạng thuốc dán có thể cho tác dụng phụ giống nhưthuồc uống hay thuốc tiêm. Trường hợp bị tác dụng phụ phải ngưng ngay,bóc băng dán ra khỏi da, nếu đang dùng thuốc theo chỉ định thì phải báocho bác sĩ biết. Cũng vì nguy cơ gây tác dụng phụ mà nhiều loại miếngdán không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em. 

Theo Phổ Ninh
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.