Nhọc nhằn gà trống nuôi con

Vợ mất, một mình nuôi bé Trâm,ban đầu anh Lân rất bỡ ngỡ. Chẳng bao giờ anh quên được cảm giác lần đầu tiêngiặt chiếc quần lót rớm máu của cô con gái nhỏ.

Vợ mất, một mình nuôi bé Trâm,ban đầu anh Lân rất bỡ ngỡ. Chẳng bao giờ anh quên được cảm giác lần đầu tiêngiặt chiếc quần lót rớm máu của cô con gái nhỏ.

Không ở được với nhau, anh Khoavà chị Thoa ra tòa ly dị. Thủ tục ly dị khá đơn giản vì hai người không có tàisản. Cả 2 người đều biết điều nên vấn đề duy nhất chính là con. Sau nhiều lầntranh cãi, cuối cùng chị Thoa cũng đồng ý để bé Ly, bé Thảo sống với bố và ôngbà nội. Dù rất thương con nhưng chị Thoa cũng biết rằng mình công ăn việc làmkhông ổn định, không có chỗ ở.

Điều đó ảnhhưởng rất lớn tới các con

Sau khi ly hôn, bố mẹ anh Khoa cóviệc phải ra nước ngoài với con gái lớn. Thế là anh Khoa rơi vào cảnh gà trốngnuôi con. Vì là đàn ông nên công việc chăm sóc hai “công chúa” của anh trở nênkhó gấp bội phần. Con “đến ngày”, anh phải chạy đi mua băng vệ sinh cho con vìbé út chưa đủ lớn “phục vụ” chị gái. Rồi cơm ăn, áo mặc, rồi tắm gội cho con.Bao công việc vợ anh phải làm trước đây anh thường cho là nhỏ nhặt. Nhưng khiphải làm, anh mới thấy vất vả đến mức nào. 

Nhọc nhằn gà trống nuôi con

Vì là đàn ông nên công việc chăm sóc “công chúa” của anh trở nên khó gấp bội phần

Không chỉ có vậy, bé Ly và béThảo rất tinh quái. Hai bé hành hạ anh đủ đường. Có lúc hai bé còn giả vờ ốm đểanh phải ở nhà chăm sóc. Nhiều lúc anh mệt tới lúc muốn buông xuôi.

Vậy nhưng anh Khoa còn nhàn nhã hơn anh Lânnhiều lần. Vợ mất, một mình nuôi bé Trâm, ban đầu anh Lân rất bỡ ngỡ. Chẳngbao giờ anh quên được cảm giác lần đầu tiên giặt chiếc quần lót rớm máu củacô con gái nhỏ. Lúc đó, hai bố con ôm nhau khóc vì ngỡ con gái mắc bệnh nany. Sau một hồi suy nghĩ, anh mới đỏ mặt nhớ ra con gái anh bắt đầu trở thànhthiếu nữ.

Bố là tất cả

Anh Khoa dồn hết tình yêu thươngcho hai cô con gái trong gần một năm nhưng điều anh nhận được là những trò quậyphá của bé Thảo và bé Ly. Anh biết cả hai bé đều không hư nhưng có thể nhớ mẹ,các bé thành ra ngỗ ngược như vậy.

Dù buồn nhưng sau 1 năm làm gàtrống nuôi con, anh Khoa thông cảm cho vợ hơn. Có thể chị đoảng, có thể chịkhông gọn gàng như nề nếp gia đình anh nhưng chị luôn dồn hết tình thương vàohai con. Không có tình cảm của mẹ, làm sao bé Thảo, bé Ly lại xinh xắn, mập mạp,đáng yêu đến vậy được. Điều đó khiến anh có phần ân hận vì quyết định bỏ vợ củamình.

Trong một lần hai con nghịch ngợmquá, anh quát mắng, cô con gái út khóc òa: “Ứ ở với bố đâu. Con muốn ở với mẹ”.

Anh nhìn con lớn rồi hỏi: “Thếcon muốn ở với ai”. Ngay lập tức cả hai đồng loạt nói muốn ở với mẹ. Không buồnlòng, anh Khoa buông theo một câu: “Thế thì hai đứa về ở với mẹ. Bố cũng về vớimẹ”.

Thế là anh đến xin lỗi vợ. Giađình anh lại trọn vẹn như xưa. Anh Khoa tâm sự: “Có chăm sóc con tôi mới hiểuđược vợ vất vả như thế nào. Nhiều công đoạn chăm con, nhìn ở ngoài thì thấy bìnhthường nhưng bắt tay vào làm tôi mới nhận ra vất vả như thế nào”.

Anh Khoa đánh giá thấp mình nhưngtrong ngày của bố, anh nhận được một lá thư do chính tay hai cô con gái yêuviết. Trong đó, các bé nói rằng anh Khoa là người bố tuyệt vời nhất. Mọi sự ngỗngược của các bé chỉ là “âm mưu” để hàn gắn gia đình của các bé mà thôi.

Giống anh Khoa, anh Lân luôn chorằng mình không thể thực hiện tốt được đồng thời nghĩa vụ của cả cha và mẹ nhưngrồi một lần anh bật khóc khi con gái anh chia sẻ trên truyền hình khi đạt HCVquốc tế. Cô bé chia sẻ với cô bé, bố là tất cả. Bố là người tuyệt vời nhất.

Theo Mask Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.