Nỗi niềm cho chồng đi “gieo giống”

Đẻ thuê mới nghe như chuyện lạ lùng khó tin nhưng khoảng chục năm gần đây đã không còn là chuyện lạ.

Đẻ thuê mớinghe như chuyện lạ lùng khó tin nhưng khoảng chục năm gần đây đã khôngcòn là chuyện lạ.

Số những cặp vợchồng hiếm muộn muốn có một đứa con mang dòng máu của mình đã tìm đến giảipháp này ngày một nhiều và có “cầu” tất có “cung”, những phụ nữ trẻ chấpnhận đẻ thuê cho người khác cũng ngày càng nhiều. Có người đẻ thuê nhiềulần, coi đó như một nghề kiếm sống.

Chỉ cần bỏ ra khoảng 15 – 20 triệu đồng, người có nhu cầu sẽ có một đứa conmang dòng máu của mình.

Theo cô Nguyễn Thị Mười, một cô gái khoảng 26 tuổi, đã 2 lần đẻ thuê, thìkhách hàng “nhờ” cô là những người đàn ông quá lứa, không có ý định lấy vợnhưng muốn có một đứa con thật sự là của mình.

Nỗi niềm cho chồng đi “gieo giống”

Ảnh minh họa



Họ chỉ cần chọn lấy một phụ nữ vừa mắt và thỏa thuận giá cả. Trước tiên,khách sẽ đưa người đó đi khám sức khỏe, đặt trước khoảng 8 triệu đồng rồichọn thời điểm có khả năng thụ thai cao để “thực hiện hợp đồng”.

Số tiền còn lại sẽ trả nốt khi đứa trẻ ra đời. Thứ hai là những cặp vợ chồnghiếm muộn không muốn xin con người khác về nuôi mà muốn thuê người đẻ hộchính con mình.

Như trường hợp vợ chồng anh Kha ở đường Láng là một ví dụ. Khi người chồngđi xét nghiệm tinh trùng, bác sĩ cho biết là bình thường, có khả năng sinhđẻ. Nhưng người vợ vô sinh mà không xác định được nguyên nhân để tìm cáchchữa chạy.

Do 2 người đã chung sống vớinhau đến hơn chục năm, tính tình hòa hợp, gắn bó nghĩa tình, không muốn chỉvì không có con mà phải chia lìa nên bàn nhau tìm đến dịch vụ đẻ thuê.

Họ cùng đưa nhau đi tìm người đẻ mướn. Qua một người môi giới, họ tiếp xúcđược một cô gái trẻ chấp nhận đẻ thuê với giá 19 triệu đồng. Họ đưa cô gáivề sống ở tầng trệt ngôi nhà 3 tầng của mình giống như thuê một người giúpviệc.

Sau một số lần gần gũi, cô gái mang thai và một năm sau, vợ chồng anh Kha đãmừng rỡ đón nhận đứa con gái ra đời. Chỉ nửa tháng sau khi sinh con, hợpđồng coi như đã hoàn thành, cô gái đẻ thuê lại lên đường và có thể lại tiếptục một hợp đồng khác.

Kể lại quá trình từ lúc thuê người đẻ hộ đến lúc đứa con ra đời và người mẹkhăn gói đi, tưởng như một việc làm đơn giản, tiền trao cháo múc nhưng thựcra trong quá trình ấy diễn ra bao nhiêu nỗi lòng thổn thức, xót xa mà ngườingoài cuộc khó lòng hiểu hết.

Trước hết là nỗi đau của người vợ phải nhắm mắt gật đầu cho người chồng ănnằm với người khác.

Vợ chồng càng yêu thương, gắn bó với nhau bao nhiêu thì nỗi đau càng day dứtbấy nhiêu. Cảnh chồng ôm ấp truy hoan với người con gái xa lạ, trẻ đẹp hơnmình dù có cố quên đi cũng không thể nào quên được. Những đêm cho chồng đi“gieo giống”, chị Kha không sao chợp mắt được.

Hết nằm xuống lại ngồi dậy, đi ra đi vào. Còn anh Kha cố giữ nét mặt bìnhthản cứ như vừa làm xong một việc chẳng có gì thích thú nhưng không dám nhìnthẳng vào mặt vợ.

Những ngày chờ đợi cô gái kia báo đã có thai là những ngày đau đớn nhấttrong đời người đàn bà hiếm muộn. Hạnh phúc chưa thấy đâu chỉ thấy như có aichia sẻ mất chồng mình, người phụ nữ ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong.

Nhân vật thứ 3 đau đớn nữa là người đẻ thuê, vì khi cái thai, khúc ruột củamình cứ dần lớn lên trong bụng nhưng lại nghĩ đó không phải con mình. Chodẫu gia chủ cố tình bồi dưỡng cơm dẻo canh ngọt, lại thêm các thức ăn bổ béođể đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh mà người đẻ thuê vẫn nghẹn ngào không sao nuốtnổi miếng cơm.

Vợ chồng anh Phong, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), bán đồ điện tử. Vợ anhPhong không thể sinh con nên anh chị vừa kết thúc “hợp đồng” với một cô gáiđẻ thuê. Cô gái này sinh cho anh Phong một đứa con trai bụ bẫm.

Anh Phong cho biết: “Để có được một đứa con, vợ chồng tôi phải tin tưởngnhau, bởi việc tìm con thông qua đẻ thuê với người khác chỉ là chuyện chẳngđừng. Vì thế, không được dính dáng, lằng nhằng với người đẻ thuê. Nếu khôngsẽ trở thành tai họa”.

Có người vợ tiết lộ nỗi lo lắng của mình, vì nghe người ta kể có trường hợpsau khi thực hiện hợp đồng xong, thay vì ôm con về và cắt đứt mọi mối quanhệ, người thuê lại quay ra “nghiện” cô gái đẻ thuê.

Vậy là hạnh phúc gia đình bỗng nhiên tan vỡ, vợ chồng mỗi người một ngả, chảkhác gì dại dột đem chồng “nộp” cho người khác.

Việc tìm được người đẻ thuê cho phù hợp và thực sự “sòng phẳng” là rất khó.Đó phải là một phụ nữ sạch sẽ, không mắc bệnh truyền nhiễm, có chút nhan sắcthì con mới xinh nhưng liệu cô ta có phá “hợp đồng”, đeo bám, kiếm cớ gặpcon hay không, thì không ai dám chắc.

Một trường hợp,vì quá thương đứa trẻ do mình đứt ruột đẻ ra, người đẻ thuê đã tìm bằng đượcđịa chỉ của khách để hoàn trả lại tiền và đòi lại con, khiến vợ chồng nọkhốn đốn, phải bí mật bán nhà, dọn đi chỗ khác ở mới tránh được sự săn đuổi.

Trong khi đó, về phía những “cỗ máy đẻ” chuyên nghiệp lại than thở: “Kiếmđược đồng tiền từ việc đẻ thuê không phải dễ”.

Có khi đứa trẻ sinh ra không đúng con trai nên bị “đối tác” hủy “hợp đồng”,cao chạy xa bay, khiến cô gái đó phải đi giải quyết hậu quả ngoài mong muốnở bệnh viện.

Chị Phương, một “cỗ máy” từng đẻ thuê đến 4 đứa con trong vòng 7 năm, tâmsự: “Đứa con mình đẻ đầu tiên, khi trao nó cho người ta mình thương lắm.Nhưng khi đã thật sự sống bằng nghề này, thì tình mẫu tử dường như đã thuichột”.

Một vị luật sư trong Đoàn Luật sư Hà Nội nói:

Chẳng có luật pháp nào thừa nhận việc mua bán tội lỗi này là một nghề.Luật pháp chúng ta hiện nay chưa quy định cụ thể nhưng theo tôi, đây là điềuvi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội.

Và điều này là rất nguy hiểm, bởi một người đẻ thuê sẽ sản sinh ra nhiều đứacon khác nhau, sau đó mẹ chúng lại biệt tích, những đứa con cùng mẹ này lớnlên, lỡ chúng lấy nhau thì sao?

Chưa kể việc làm giấy khai sinh cho những đứa con đẻ thuê này, thực tế hiệnnay đều khai không đúng sự thực
”.

Quả là còn nhiều vấn đề xung quanh việc đẻ thuê mà xã hội không thể quan tâmgiải quyết.

Theo HPGĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.