Thận trọng với miếng dán chống ói

Một bé gái bảy tuổitheo mẹ từ Đồng Tháp lên TP.HCM thăm bà con. Sợ con say xe, người mẹ đã dán haimiếng dán chống ói ở sau tai của con. Trong suốt hành trình, bé ngủ li bì.

Một bé gái bảy tuổitheo mẹ từ Đồng Tháp lên TP.HCM thăm bà con. Sợ con say xe, người mẹ đã dán haimiếng dán chống ói ở sau tai của con. Trong suốt hành trình, bé ngủ li bì.

Khiđến TP.HCM, bé kêu nhức đầu, có biểu hiện rối loạn hành vi, không nhận ra ngườithân, nói nhảm, la hét, đập phá, nôn mửa, hoa mắt... nên gia đình vội chuyển đếnbệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cấp cứu.

Kết quả chẩn đoáncủa bác sĩ nhận định bệnh nhi đã bị tác dụng phụ của dược chất scopolamin trongmiếng dán chống ói. Đây không phải là trường hợp hy hữu, trước đó cũng đã có mộtsố người gặp những tác dụng tương tự do sử dụng miếng dán chống ói không đúngcách.

Thận trọng với miếng dán chống ói

Không dùng miếng dán chống ói cho trẻ em dưới tám tuổi và phụ nữ có thai. Ảnh: Hồng Thái

Miếng dáncũng là thuốc

Dạng thuốc là miếngbăng dán (cao dán) dùng để dán lên da hiện nay không chỉ cho tác dụng tại chỗ(như cao dán Salonpas, chỉ cho tác dụng giảm đau khu trú ở vùng dán) mà còn cóloại mới cho tác dụng toàn thân (dán nhưng cho tác dụng không khác uống thuốc).Dạng thuốc cho tác dụng toàn thân này còn được gọi là băng dán xuyên da.

Để chống nôn ói khiđi tàu xe, thay vì uống thuốc, ta có thể dán dạng thuốc băng dán xuyên da chứadược chất scopolamin. Khi dán lên da khô sau tai (dán ít nhất bốn giờ trước khilên tàu xe để có đủ thời gian cho thuốc thấm qua da vào máu), thuốc sẽ thấm dầnxuyên da qua máu với lượng đủ scopolamin có tác dụng chống co thắt, giảm sự kíchthích đưa đến hoá giải buồn nôn và nôn do say tàu xe. Dạng băng dán xuyên da nàykhá tiện lợi, vì duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài,nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da.

Không phảiai cũng dùng được

Vì mang tính chấtnhư dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống nhưdạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, băng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin,bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụngphụ gọi là “liệt đối giao cảm” (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táobón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)…

Do vậy, khi dùngbăng dán xuyên da chống nôn, ta cần lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai và trẻem dưới tám tuổi. Trẻ em trên 8 – 15 tuổi thì dùng nửa miếng dán. Khi đang dánbăng dán xuyên da và cảm thấy có triệu chứng bất thường như nhìn mờ và các triệuchứng đã kể ở trên thì phải ngưng ngay, bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da. Nếuthấy tình hình vẫn có vẻ nghiêm trọng, phải đi khám ở bác sĩ và kể rõ việc dùngthuốc cho bác sĩ xử trí. Sau khi dán hoặc gỡ miếng băng dán nên rửa tay cho kỹ,để thuốc không dính vào thức ăn, thức uống.

Theo SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.