Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn trong văn hóa người Việt

Tháng cô hồn năm nay rơi vào ngày nào, nguồn gốc, ý nghĩa là gì. Mời độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trong tháng 7 âm lịch có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và cúng cô hồn. Hai lễ này về cơ bản hoàn toàn khác nhau. Đây là dịp lễ quan trọng, là thời điểm các gia đình thể hiện lòng thành kính lên đức Phật, chư vị thần linh; báo hiếu gia tiên và đồng thời phát lộc cho các vong hồn được xá tội.

Tháng cô hồn bắt đầu từ ngày nào?

Theo thói quen mọi người thường gọi tháng 7 là tháng cô hồn nhưng thực tế chỉ một vài ngày nhất định được gọi là cô hồn. Tháng cô hồn chỉ bắt đầu từ 2/7 âm lịch đến 12h ngày 14/7 âm lịch. Qua 12h là ma quỷ sẽ quay trở về địa ngục. 

Qua nhiều đời truyền miệng thì đến nay người dân thường cúng cô vào vào 3 ngày là mùng 2, 15, 16 tháng 7 và thường cúng vào buổi chiều tối.

Theo khái niệm của đạo giáo Trung Quốc, nhiều người còn gọi rằm tháng 7 là "Tết quỷ". Trong dân gian người Việt gọi đây là dịp "Địa quan xá tội" hay "Lễ xá tội vong nhân".
 

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn trong văn hóa người Việt-1

Nguồn gốc tháng cô hồn

Tháng cô hồn hay tháng xá tội vong nhân bắt nguồn từ câu chuyện giữa ông A Nan Đà (gọi tắt là A Nan) với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).

Sự tích kể rằng, vào một buổi tối khi A Nan đang ngồi trong tịnh thì gặp một con quỷ khô, gầy, cổ nhỏ dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Con Quỷ cho A Nan biết 3 ngày sau, A Nan sẽ chết và sẽ trở thành một con quỷ miệng lửa, mặt cháy đen như nó. A Nan sợ quá bèn nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khổ đồ thì quỷ nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, còn tôi sẽ được sinh về cõi trên".

A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Đức Phật bèn cho bài chú gọi là "Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni". A Nan đem tụng trong lễ cúng và được tăng thêm phúc thọ. Tục cúng tháng cô hồn cũng bắt nguồn từ chính sự tích này.

Bên cạnh sự tích trên thì tháng cô hồn còn xuất phát từ tín ngưỡng tâm linh khác khi cho rằng con người vốn gồm 2 phần là linh hồn và thể xác.  Khi một người chết đi thì chỉ có phần xác trở thành cát bụi còn phần hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Số phận của phần hồn sẽ do Diêm Vương phán xét: người tốt sẽ được đầu thai làm kiếp khác còn người ác sẽ bị đầy vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian.

Và mỗi năm vào tháng 7 âm lịch những con quỷ này sẽ được trở về dương gian để kiếm ăn và tìm cơ hội được đầu thai.

Ý nghĩa việc cúng tháng cô hồn

- Ý nghĩa của việc cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch xuất phát từ chữ Tâm của con người mà ra. Người Việt cho rằng "trần sao âm vậy", mọi vật đều có linh hồn. Kết hợp với những sự việc hàng ngày, tai nghe mắt thấy, con người có tư duy hướng thiện, nhằm an lòng người chết, bình ổn tâm hồn người sống. Việc cúng cô hồn cũng giống như một cách để thể hiện nét đạo đức, lương thiện và nhân văn của người Việt.

- Nhà nghiên cứu Sơn Nam đã mô tả việc cúng cô hồn ở bà con Nam Bộ ý chính như sau: Nhiều người dịp này bày cũng đơn giản, cũng có người cúng tươm tất hơn. Tựu trung là vẫn có trái cây, bánh ngọt, hay gạ, muối, cơm... Người chết oan ức, vì tai nạn, vất vưởng, không được người cai quản cõi âm lưu ý dịp ấy cũng được ăn. Sau khi cúng, đồ ăn được bố thí cho trẻ con, người khó khăn. Cũng đôi khi xảy ra tình trạng giật đồ nên được gọi đùa là "cô hồn sống".

- Đất nước Việt Nam chịu ảnh hưởng của chiến tranh, người chết vì bom đạn rất nhiều. Bên cạnh đó thì tai nạn giao thông đường bộ, đường sông, đường biển gia tăng nhanh... nên việc cúng cô hồn mang ý nghĩa an ủi vong linh của họ. Ít ra, những người không tên không tuổi này cũng được nhắc nhở tượng trưng, “thương người như thể thương thân”.

- Thức ăn dâng cúng cho tổ thiên, thánh thần đều là món sạch sẽ để người cúng được may mắn, phù họ độ trì thì việc cúng cô hồn mang ý nghĩa khác. Việc dâng cúng cho cô hồn được xem là món ăn không tốt lành, nhưng nếu vứt đi thì phí phạm nên trẻ con thường ăn một chút.

- Ngoài cúng cô hồn, trong tháng 7 âm còn có ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Mặc dù nguồn gốc khác nhau nhưng cả hai lễ cúng lớn trong tháng 7 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả đó là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa tháng cô hồn trong văn hóa người Việt-2

Ý kiến trái chiều về tháng cô hồn

Tháng cô hồn là quan niệm đã có từ xa xưa và là một phần của truyền thống, tín ngưỡng tâm linh người Việt nhưng việc kiêng kỵ thái quá cũng làm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống.

Quan điểm của đạo Phật

Việc quan niệm tháng 7 Âm lịch là tháng ma quỷ hoành hành, thường mang đến điều xui xẻo… hoàn toàn không đúng trong Đạo Phật. Ý nghĩa của tháng cô hồn hoàn toàn cao cả và nhân văn đó là bố thí, giúp đỡ nhưng linh hồn vật vờ, không có thân thích trên trần gian với mong muốn cho họ được bình an, siêu thoát.

Quan điểm khoa học

Tuy tháng cô hồn đã có từ rất lâu nhưng việc kiêng kỵ trong nhân dân có thể không đến hoàn toàn từ câu chuyện này. Tháng 7 âm là giai đoạn chuyển mùa, mưa nắng thất thường, con người dễ bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già. Hơn thế thời tiết không tốt là lý do chính không nên làm nhà vào mùa này. Rất có thể vì những lí do trên mà từ xưa ông cha ta đã coi tháng 7 là tháng không lành, đen đủi, không nên làm những việc lớn.

Trên đây chính là những lý giải cho câu hỏi tháng cô hồn là gì. Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên kiêng kỵ trong tháng này hay không. Các cụ ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nhưng chúng ta hãy để việc kiêng kỵ ở một mức độ nhất định, đừng quá nặng nề vì nó mà bỏ lỡ những cơ hội trong cuộc sống.

 

 

Theo Tâm An - Vietnamnet


Văn Khấn

tháng cô hồn

tháng 7 âm lịch


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.