Vì sao cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?

“Vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình coi đây là ngày quan trọng trong năm nên cúng lễ rất cẩn thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và cúng lễ đúng trong ngày này” - GS Lương Ngọc Huỳnh cho biết.

“Vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều gia đình coi đây là ngày quan trọng trong năm nên cúng lễ rất cẩn thận. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và cúng lễ đúng trong ngày này” - GS Lương Ngọc Huỳnh cho biết.

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Người theo đạo Phật có câu: Cho dù lễ tất cả năm không bằng đi lễ ngày Rằm tháng Giêng.  

Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những linh hồn, linh anh, may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này. 

Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.

Vì sao cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?


Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các Trạng Nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu Triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc. 

Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe. 

Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên Tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng. 

Thứ 3, ngày Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Cách cúng Rằm tháng Giêng

Tại gia đình, nếu làm đầy đủ thì phải có 5 mâm (5 đĩa) ở 5 vị trí khác nhau. Một mâm cơm đặt trong nhà, 4 mâm còn lại đặt ở ngoài trời.

Mâm cơm đầu tiên đặt ở ban thờ gia tiên trong nhà. Mâm cơm thứ 2 đặt ở hướng Tây hoặc ban thờ Phật, mâm cơm thứ 3 quay về hướng Đông để thờ các vị vua và các vị Trạng để tưởng nhớ câu chuyện của các vị vua và trạng thời xưa. 

Mâm cơm thứ 4 là mâm cơm đặt ở hướng Nam để thờ các vị thần tiên (Long thần thổ địa thổ công táo quân…). Mâm cơm thứ 5 là mâm cơm thờ thượng đế, thờ trời đất đặt ở hướng Bắc hoặc đặt ở giữa.

Tuy nhiên, việc làm mâm cúng không cần thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy.

Vì sao cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng?

"Việc làm mâm cúng không cần thiết phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy". Ảnh: VietNamNet

“Bên cạnh nhang, đèn, mâm cúng gia tiên có thể cúng bằng bất cứ thứ gì mà gia đình có. Lễ Phật là cúng chay, gia đình không có điều kiện thì chỉ cần một chén nước, đĩa hoa quả nho nhỏ. Cúng thượng đế cũng chỉ cần một bát nước trắng (nếu gia đình không có điều kiện)... 

Đây là nghi lễ thể hiện tấm lòng của gia chủ đối với thần tiên, với trời phật không cần thiết phải lễ linh đình mâm cao cỗ đầy”, GS Lương Ngọc Huỳnh nói.

Về việc cúng chè trôi nước trong ngày Rằm tháng Giêng, GS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng đó chỉ là thói quen, và tập tục ở một số địa phương chứ không phải món ăn bắt buộc phải có trong mâm cỗ cúng của tất cả các gia đình.

Theo VietNamNet


kiêng kỵ

cúng lễ

hạn

mâm cỗ ngày rằm tháng giêng

Tết Nguyên Tiêu

Rằm tháng giêng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.