11 việc còn khó hơn cả vào Harvard

Harvard tìm kiếm những sinh viên không chỉ đạt điểm số cao, mà còn sở hữu những thành tích ấn tượng khác, như từ một người vô gia cư trở thành người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận.

Harvard là một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới. Ngôi trường nằm ở Cambridge, Massachusetts này chỉ nhận 5,2% trong tổng số 40.000 đơn đăng ký cho niên khóa 2021.

Harvard, đại học Harvard

Harvard tìm kiếm những sinh viên không chỉ đạt điểm số cao, mà còn sở hữu những thành tích ấn tượng khác, như từ một người vô gia cư trở thành người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận.

Tuy vậy vẫn có những việc còn khó hơn cả vào Harvard.

Làm việc ở Wall Street


Harvard, đại học Harvard

Ông Ken Griffin - giám đốc điều hành quỹ đầu tư Citael

Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành quỹ đầu tư Citael – ông Ken Griffin, cựu sinh viên Harvard – từng cho biết hồi năm 2015 rằng quỹ này đã lên kế hoạch phỏng vấn 10.000 ứng viên cho 300 vị trí công việc.

Con số này tương đương với tỷ lệ trúng tuyển là 3%.

Nằm trong 50 bài viết hàng đầu trên “newsfeed” của một người bạn

Harvard, đại học Harvard

Khi Facebook biên tập “newsfeed” của bạn, họ đã chọn lọc ra từ khoảng 1.500 bài viết khác nhau.

Công ty này sử dụng một thuật toán dựa trên sự phổ biến và liên quan của các bài viết, cộng với các yếu tố khác để đưa ra quyết định cái gì sẽ ở đâu.

Kết quả là có 3,3% cơ hội một bài viết bất kỳ sẽ xuất hiện trong top 50 bài viết trên “newsfeed” của ai đó.

Nếu bạn muốn tăng cơ hội, hãy đăng bài viết có ảnh thay vì chỉ có “link” (đường dẫn) hoặc “text” (chữ).

Một công việc ở Walmart

Harvard, đại học Harvard

Vấp phải cả sự ủng hộ và phản đối, Walmart đã có mặt ở D.C vào cuối năm 2013.

Chuỗi siêu thị này nhận hơn 23.000 đơn ứng tuyển, tuy nhiên họ chỉ thuê khoảng 600 nhân viên – NBC Washington cho hay. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ trúng tuyển vào đây là 2,6% - bằng một nửa tỷ lệ vào Harvard.

Vậy mà trong khi nhiều cử nhân Harvard nhận lương 6 con số thì nhân viên của Walmart có mức lương trung bình là 11.83 USD/ giờ hoặc gần 25.000 USD/ năm.

Giấc mơ Mỹ

Harvard, đại học Harvard

Một báo cáo từ các nhà nghiên cứu ở Harvard và Berkeley cho biết ở nhiều thành phố lớn của Mỹ, rất khó để làm nên một câu chuyện cổ tích.

Báo cáo này phân tích số người được sinh ra ở nhóm thu nhập thấp nhất nhưng sau đó họ nằm trong nhóm người có thu nhập cao nhất. Cơ hội này là dưới 5% ở Atlanta, Georgia, Charlotte, North Carolina, Jacksonville, Florida; Columbus, Ohio; Dayton, Ohio; Milwaukee, Wisconsin; and Indianapolis, Indiana.

Thậm chí đứng đầu tiên trong danh sách là San Jose, California cũng chỉ có 12,9% cơ hội đạt được giấc mơ Mỹ.

Một công việc ở Goldman Sachs

Harvard, đại học Harvard

Năm 2015, Goldman Sachs nhận được hơn 313.000 hồ sơ cho 9.700 vị trí – tương đương với tỷ lệ trúng tuyển khoảng 3%.

Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người muốn làm việc cho công ty này khi mà tạp chí Fortune vinh danh Goldman là một trong 100 nơi làm việc tốt nhất năm 2016.

Nhân viên mật vụ Mỹ

Harvard, đại học Harvard

Bảo vệ Tổng thống Mỹ không phải là một công việc dành cho bất cứ vệ sĩ nào.

Trách nhiệm đầy đủ của Cơ quan Mật vụ Mỹ là bí mật. Họ phải bám sát Tổng thống và gia đình ông ấy 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. Các quan chức cấp cao khác của Chính phủ như Phó Tổng thống và gia đình ông/ bà ấy cũng nhận được sự bảo vệ của mật vụ, thường là ngay cả khi họ đã thôi chức.

Vì những lý do này mà Cơ quan Mật vụ Mỹ chỉ nhận khoảng 1% trong số 27.000 đơn ứng tuyển vào năm 2015 – tờ USA Today cho hay.

Giành suất vào một số trường công ở New York

Harvard, đại học Harvard

Một số trường phổ thông công lập ở New York thậm chí còn cạnh tranh hơn cả Harvard.

Trong mùa tuyển sinh năm 2016, có 16.962 học sinh nộp đơn vào Brooklyn Latin School – theo thông tin từ Sở giáo dục thành phố New York. Tuy nhiên, chưa đến 2,4% được nhận.

Trong khi đó, High School of American Studies ở Bronx hay Queens High School for the Sciences của York College chỉ nhận chưa đến 1%.

Thẻ xanh

Harvard, đại học Harvard

Có tới 15 triệu người nộp đơn xin thẻ xanh của Mỹ mỗi năm theo dạng “lottery” (bốc thăm may mắn). Tất cả đều hi vọng có cơ hội được sống ở Mỹ - The Wall Street Journal đưa tin.

Nhưng chỉ có khoảng 50.000 thẻ xanh được phát ra.

Cơ hội nhận được tấm thẻ này tùy thuộc vào nơi đến của người nộp đơn. Nếu bạn không tới từ Australia, New Zealand hay Thái Bình Dương thì tỷ lệ được nhận không cao lắm.

Chưa đến 2% người nộp đơn trên khắp thế giới nhận được tấm thẻ này. Tỷ lệ này là khoảng 6% ở châu Đại dương (bởi vì ở đây ít người nộp đơn hơn và có chỉ tiêu cao hơn).

Viện Quản lý Ấn Độ

Harvard, đại học Harvard

Trong khi Harvard nhận 5,2% số ứng viên thì chưa đến 1% được nhận vào trường kinh doanh hàng đầu Ấn Độ niên khóa 2014 – tờ Bloomberg Businessweek đưa tin.

Viện Quản lý Ấn Độ ở Ahmedabad chỉ nhận 173.866 hồ sơ cho năm học 2012-2014.

Tiếp viên hàng không của Delta Airlines

Harvard, đại học Harvard

Chưa đến 1% ứng viên nộp đơn trở thành tiếp viên hàng không của hãng Delta Airlines – theo Bloomberg.

Năm 2013, Delta nhận 44.000 hồ sơ cạnh tranh cho 400 vị trí.

Kỹ năng ngoại ngữ của ứng viên được công ty này đánh giá rất cao, vì thế khoảng 30% ứng viên được thuê có khả năng nói được ngôn ngữ thứ hai.

ĐH Stanford

Harvard, đại học Harvard

Thực ra, Harvard không phải là ngôi trường khó vào nhất trên thế giới. Stanford với tỷ lệ trúng tuyển 4,7% cho niên khóa 2021 mới là người giữ vị trí đầu bảng.

Stanford nhận 2.050 sinh viên từ 44.073 đơn đăng ký, trong đó có những ứng viên được nhận vào đợt nộp sớm hồi tháng 12.

(Nguồn: Business Insider)

Theo VietNamNet


Sinh viên

ĐH Harvard

du học


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.