7 năm du học, 9X vẫn muốn lấy bằng ĐH Việt Nam

Ở thời điểm quan trọng quyết định sự nghiệp tương lai, Nguyễn Việt Anh bỏ 7 năm du học và nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài để trở về Việt Nam

Ở thời điểm quan trọng quyết định sự nghiệp tương lai, Nguyễn Việt Anh bỏ 7 năm du học và nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài để trở về Việt Nam, theo đuổi ngành Khoa học máy tính tại ĐH FPT.

Sinh ra ở Hà Nội, lên 8 tuổi, Nguyễn Việt Anh (1997) theo bố mẹ sang Hungary sinh sống. Cậu bé Việt Anh khi đó nhanh chóng với cuộc sống và văn hóa ở đất nước mới. Cậu được học thêm một ngôn ngữ mới và bắt đầu tiếp xúc với nền giáo dục nước ngoài khi bắt đầu bước vào bậc tiểu học. “Toán và Khoa học là những bộ môn khiến mình cảm thấy vô cùng thú vị. Mình nhiều lần đứng đầu lớp và được thầy cô giáo đánh giá cao” - Việt Anh chia sẻ về quãng thời gian học tập ở Hungary.

7 năm du học, 9X vẫn muốn lấy bằng ĐH Việt Nam - Ảnh 1.

Nguyễn Việt Anh theo gia đình sang Hungary từ năm lên 7. Ở trường học, cậu được đánh giá cao trong các bộ môn Toán, Khoa học

Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học, Việt Anh về nước học THCS. Nhờ việc thường xuyên dùng tiếng Việt để trò chuyện với bố mẹ và tham gia các sự kiện dành cho người Việt tại Hungary do cơ quan mẹ tổ chức mà sau nhiều năm sống ở nước ngoài, nam sinh này vẫn nói, viết bằng tiếng Việt tốt. Đặc biệt, năm lớp 9, cậu được trường cử tham gia một chương trình học bổng dành cho học sinh trung học do NUS High School of Mathematics and Science Singapore tổ chức. Việt Anh lần thứ hai tìm thấy cơ hội học tập ở nước ngoài cho mình và tiếp tục theo học 4 năm tại Đảo quốc Sư tử sau khi chương trình học bổng kết thúc.

3 lần thay đổi môi trường sống và học tập trong vòng chưa đầy 10 năm với những học sinh khác có thể là “cú sốc” lớn nhưng Việt Anh lại cho rằng: “Việc thay đổi môi trường sống với mình không phải là vấn đề lớn bởi ngay từ khi theo bố mẹ sang Hungary, mình đã được rèn nếp sống tự lập. Sau này, về Việt Nam rồi lại sang Singapore nhưng mình không mất nhiều thời gian để làm quen với cuộc sống mới".

7 năm du học, 9X vẫn muốn lấy bằng ĐH Việt Nam - Ảnh 2.

Có thể lựa chọn học đại học và tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài nhưng Việt Anh quyết định trở về Việt Nam, theo đuổi ngành Khoa học máy tính, ĐH FPT

Ở THPT, thế mạnh về Toán và các môn khoa học của Việt Anh tiếp tục được phát huy. “Mình thích tìm tòi những vấn đề liên quan đến logic. Bài tập càng khó, mình càng có động lực làm hoặc một bài toán bình thường cũng phải tìm ra cách giải ngắn nhất.” nam sinh kể. Tiếp xúc nhiều hơn máy tính và những trò chơi trực tuyến, Việt Anh phát hiện ra mình bắt đầu yêu thích công nghệ thông tin. Cậu đăng ký tham gia một số khóa học lập trình trực tuyến, dành hàng giờ để xem các video hướng dẫn cách tạo ra một trò chơi sử dụng ngôn ngữ lập trình C và C++. “Lúc đầu chỉ là sở thích nhưng càng ngày mình càng nhận ra công nghệ thông tin đã trở thành niềm đam mê. Thời gian rảnh, mình xem rất nhiều clip về linh kiện, máy tính… rồi dùng phần mềm để “xây” thử xem như thế nào. Sau này, mình còn muốn làm được nhiều điều hơn nữa với đam mê này".

Tốt nghiệp THPT ở Singapore nhưng Việt Anh không học ngay lên Đại học. Cậu đi du lịch và thỉnh thoảng dạy kèm Toán cho các em học sinh. Sau hơn nửa năm, nam sinh này bất ngờ quyết định bỏ cơ hội học đại học và làm việc ở nước ngoài để về Việt Nam, theo đuổi ngành Khoa học máy tính tại ĐH FPT. Việt Anh chia sẻ rằng câu nói của thầy giáo môn Khoa học đã khiến cậu phải suy nghĩ: “Thầy giáo mình nói: “Nếu em có khả năng, thầy mong em hãy có trách nhiệm xây dựng đất nước mình. Thầy thấy em là người có thể làm được việc đó.” Có lẽ vì vậy mà dù “hợp với đồ ăn Tây, thích ở nước ngoài vì được tự do, tự kiểm soát cuộc sống của mình” nhưng Việt Anh đã chọn trở về Việt Nam, theo đuổi ngành Khoa học máy tính với “hy vọng có thể làm gì đó để đóng góp cho đất nước” – theo lời 9X này bộc bạch.

Theo Trí Thức Trẻ


du học sinh

lập trình viên

bằng ĐH


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.