9X Việt điển trai giành học bổng của ĐH có “tỉ lệ chọi” khắc nghiệt nhất nước Mỹ

Chàng trai Trần Hoàng Tuấn đã vượt qua 16.000 ứng viên, để trở thành 1 trong hơn 300 bạn trẻ khác trên khắp thế giới vào học tại trường có tỷ lệ trúng tuyển thấp nhất thế giới...

Chàng trai Trần Hoàng Tuấn đã vượt qua 16.000 ứng viên, để trở thành 1 trong hơn 300 bạn trẻ khác trên khắp thế giới vào học tại trường có tỷ lệ trúng tuyển thấp nhất thế giới, hay còn được mệnh danh là “chương trình đào tạo đại học cạnh tranh nhất lịch sử nước Mỹ”.

Thông tin cá nhân

Họ và tên: Trần Hoàng Tuấn

Sinh năm: 1996, là cựu học sinh chuyên Anh, trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng.

Hoạt động và thành tích nổi bật:

- Giải Nhì Học sinh giỏi Quốc gia môn Tiếng Anh 12.

- HCB tiếng Anh qua mạng Internet toàn quốc năm lớp 9.

- HCV tiếng Anh Duyên hải Bắc Bộ lớp 11.

- Đạt 8.0 IELTS từ năm lớp 12.

- Phó bí thư đoàn trường 2 năm liên tiếp.

- Cùng chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các sự kiện, hoạt động dành cho học sinh trong nhà trường như Vũ Hội Thiên Thanh, Lễ Bế Giảng…

- Giải thưởng của cựu học sinh chuyên Trần Phú trên toàn cầu NKTP Global năm 2013 cho thành tích hoạt động ngoại khóa xuất sắc.

- Từng là trưởng ban truyền thông của NKTP Global Network - nhóm tổ chức chương trình Cửa Sổ Du Học 2015.

- Sáng lập Tran Phu Media Team, một câu lạc bộ về truyền thông, làm phim và nhiếp ảnh dành cho các học sinh cấp 3.

- Tổ chức Lễ bế giảng khóa 2014 "Màu của nỗi nhớ".



Nguyễn Hoàng Tuấn giành học bổng 28.000 USD/năm từ trường ĐH Minerva (Mỹ)
Nguyễn Hoàng Tuấn giành học bổng 28.000 USD/năm từ trường ĐH Minerva (Mỹ)

Chấp nhận rủi ro để vào ngôi trường đặc biệt

Trước đây, Tuấn chưa từng có ý định đi du học Mỹ, vì điều kiện tài chính không cho phép. Việc Tuấn đến với Minerva – một ngôi trường mới thành lập của Mỹ nhưng có tỷ lệ trúng tuyển còn thấp hơn bất cứ ngôi trường nào thuộc khối Ivy League, rất tình cờ.

Tuấn chia sẻ: “Khi biết và tìm hiểu các thông tin về trường, mình thấy bản thân được truyền cảm hứng, mình đã quyết định liều một phen nộp học bổng. Lúc này, mình đang theo học tại SP Jain School of Global Management (ngôi trường của Úc có trụ sở tại Singapore), theo diện học bổng toàn phần”.

The Minerva School được thành lập năm 2012. Năm đầu tiên tuyển sinh (2014), tỉ lệ trúng tuyển là 2,8%. Năm nay, trường có 16.000 đơn đăng ký và cũng chỉ nhận 306 sinh viên – tương đương tỉ lệ trúng tuyển: 1,9%, trong khi Havard là 5,2%.

Theo Tuấn, cậu được nhận vì trường đề cao những giá trị sinh viên đem lại cho cộng đồng, ngoài thành tích học tập tốt. Vì Minerva không chấp nhận bất cứ điểm thi chuẩn hóa nào (gọi đó là “sự đánh giá thiên vị và không công bằng về tiềm năng thực sự của sinh viên”), mà đưa ra bộ tiêu chí riêng nên Tuấn phải làm một bài IQ toán, một bài kiểm tra về khả năng sáng tạo, phỏng vấn online, làm bài văn ngắn và liệt kê 5 thành tích tự hào nhất về bản thân.


Hoàng Tuấn với bạn bè quốc tế.
Hoàng Tuấn với bạn bè quốc tế.

Tuấn cho biết: “Người sáng lập nói rằng ngôi trường này không dành cho tất cả mọi người, mà chỉ cho những người dám tham dự một môi trường mới, chấp nhận những rủi ro (vì đây là mô hình giáo dục mới) và mong muốn khám phá thế giới xung quanh”.

Và vì thế, Tuấn đã chấp nhận rủi ro để theo học. “Mục tiêu của trường khi hướng tới việc thay đổi nền giáo dục cũng khá to lớn. Mình thấy bản thân có nhiều cơ hội trong sự rủi ro đấy. Lúc quyết định học trường này, mình chỉ có suy nghĩ nếu không nắm lấy cơ hội thì sẽ mãi tiếc nuối về sau”.

Ở ngôi trường này, Tuấn kỳ vọng về đội ngũ giảng viên tâm huyết, giỏi – là các giáo sư đầu ngành đến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới, các bạn xuất sắc ở những lĩnh vực khác nhau, từ toán học, vật lý, đến nghệ thuật…

“Quan trọng hơn cả là mỗi người đều mong muốn tạo ra sự thay đổi và đóng góp cho xã hội. Ở trong một môi trường như thế, mình có cơ hội học hỏi, tích lũy kiến thức, vừa có khả năng phát triển được những ý tưởng bản thân”.

Bên cạnh đó, Tuấn cũng được thụ hưởng mô hình đào tạo khác biệt: năm đầu ở San Francisco, 3 năm sau cùng các viên khác, sinh sống trong ngôi nhà chung tại 6 thành phố khác nhau trên thế giới: Berlin (Đức), Buenos Aires (Argentina), Seoul (Hàn Quốc), Bangalore (Ấn Độ), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) và London (Anh). Ở đây, Tuấn cùng các bạn học tập trực tuyến kết nối internet với các giảng viên tại Mỹ.

Do môi trường đào tạo mới, trường có học phí rất rẻ. Tuấn đã vượt qua 16.000 bạn để vào trường, theo học bằng kép về Kinh doanh và Khoa học xã hội, với mức hỗ trợ toàn bộ là 28.000 USD/năm.

“Hãy luôn khát khao, hãy luôn dại khờ”

Tuấn thường xác định rõ ràng mục tiêu trong cuộc sống rõ ràng, và tập trung theo đuổi, nhưng cũng khá linh hoạt lựa chọn, nắm lấy cơ hội mới, “bởi vì đôi khi mọi thứ đến với mình vào những lúc bất ngờ nhất”.

Và để giảm thiểu rủi ro trước những lựa chọn bất ngờ đó, Tuấn cho rằng, cần tìm hiểu kỹ thông tin và chuẩn bị bản thân thật tốt để vượt qua những thử thách, khó khăn phải đối mặt.

Trong những lựa chọn của mình, Tuấn cũng thường tâm sự, trao đổi với các anh chị đi trước, nhưng không ép buộc bản thân lý tưởng hóa mọi thứ để tìm con đường hoàn hảo. “Mình chọn cái phù hợp với bản thân thôi. Và đôi khi, cũng có những lựa chọn lúc đầu mình chưa thấy phù hợp nhưng dần dần sẽ ổn”.

Với Tuấn, tuổi trẻ là thời điểm đẹp đẽ nhất để trải nghiệm và được là chính mình, vì lúc này, nhiệt huyết và thời gian vẫn còn, nếu vấp ngã vẫn có thời gian để sửa chữa sai lầm.


Và khi còn trẻ, hãy cứ làm những việc mà đôi khi người khác nghĩ là “dại khờ”, miễn là mình yêu thích và cảm thấy vui vẻ. Nhưng đi liền với nó là trách nhiệm, vì mỗi người không phải là cá thể riêng biệt”, Tuấn chia sẻ.

"Và khi còn trẻ, hãy cứ làm những việc mà đôi khi người khác nghĩ là “dại khờ”, miễn là mình yêu thích và cảm thấy vui vẻ. Nhưng đi liền với nó là trách nhiệm, vì mỗi người không phải là cá thể riêng biệt”, Tuấn chia sẻ.

Ngay từ những ngày còn bé, Tuấn luôn mong muốn được đi đến nhiều nơi và trải nghiệm văn hóa ở các nước khác nhau. Tuấn không có một ước mơ nhất định, chỉ hy vọng tìm ra thứ bản thân thích, hết mình trải nghiệm nó và có thể đóng góp cống sức cho xã hội.

“Có một câu của Steve Jobs mình rất tâm đắc: "Stay hungry, stay foolish" – Hãy luôn khao khát, hãy luôn dại khờ. Mình hy vọng sẽ luôn giữ được nhiệt huyết và những giá trị của bản thân, vì đó là điều quan trọng nhất.

Và khi còn trẻ, hãy cứ làm những việc mà đôi khi người khác nghĩ là “dại khờ”, miễn là mình yêu thích và cảm thấy vui vẻ. Nhưng đi liền với nó là trách nhiệm, vì mỗi người không phải là cá thể riêng biệt”, Tuấn chia sẻ.

Theo Dân Trí



du học sinh

học bổng

du học Mỹ

học bổng toàn phần


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.