Bí kíp của các cao thủ săn học bổng

Để thành công giành học bổng du học hay trong nước, bạn cần một chiến lược phù hợp. Dưới đây là chia sẻ của những người có kinh nghiệm trong việc săn học bổng.

Để thành công giành học bổng du học hay trong nước, bạn cần một chiến lược phù hợp. Dưới đây là chia sẻ của những người có kinh nghiệm trong việc săn học bổng.

Học bổng du học - hành trình gian nan

“Động lực, quyết tâm và năng lực - 3 chìa khóa vàng giúp săn học bổng du học thành công” là khẳng định của thạc sĩ Quảng Đại Tuyên, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành nhân học tại trường Queensland, Australia. Tuyên chia sẻ: "Hầu hết chương trình học bổng du học toàn phần đều có yêu cầu rất cao. Mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên cũng vô cùng khủng khiếp. Chính vì vậy, bạn phải có động lực để thôi thúc bản thân không dễ dàng bỏ cuộc.

Tiếp đến là năng lực thực sự để đủ khả năng cạnh tranh với nhiều ứng viên xuất sắc trên thế giới. Trước khi thiết lập mục tiêu, bạn nên xác định xem mình đã có những gì, còn thiếu gì? Chẳng hạn Anh văn còn yếu, chưa nhiều bài báo khoa học, hay ít các hoạt động cộng đồng thì hãy lên kế hoạch bổ sung ngay. Thêm nữa, cần có một chiến lược lâu dài để làm đẹp CV cá nhân. Bởi lẽ, các giáo sư, trường đại học hay tổ chức học bổng thường dựa vào CV của ứng viên để xem quá trình hoạt động và khả năng của ứng viên đó. Cuối cùng là hạ quyết tâm cao độ bởi con đường sẽ cực kỳ gian nan, phải kiên trì đến cùng mới hái được quả ngọt”.

Quảng Đại Tuyên – nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Nhân học tại trường Đại học Queensland, Úc
Quảng Đại Tuyên - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành nhân học tại Đại học Queensland, Australia.

Nhớ lại hành trình săn học bổng du học của mình, anh Tuyên nhận thấy vấn đề khó khăn nhất là thiếu kinh nghiệm và chưa hiểu nhiều về các tiêu chí học bổng. Anh bật mí: “Mình hay lân la lên các diễn đàn trên website hay facebook nhóm để xem cách đánh giá năng lực ứng viên, kinh nghiệm học bổng và những trao đổi xung quanh học bổng đó. Theo mình, các bạn muốn săn học bổng nên tăng cường kết nối với tiền bối đi trước để học hỏi kinh nghiệm.

Giấy tờ cho công chứng dịch thuật cũng rất quan trọng. Mình thường chuẩn bị giấy tờ thành nhiều bản và scan sẵn để bất cứ khi nào cần, chỉ email vài phút là xong. Tương tự, với thư giới thiệu, mình chủ động email sớm cho các giáo sư nhờ hoàn thành thư và phản hồi kịp thời khi tổ chức học bổng yêu cầu”.

Nhiều cơ hội học bổng trong nước

Không quá khó nhằn như học bổng du học nước ngoài, hiện nay, nhiều trường đại học tại Việt Nam
cấp học bổng đầu vào hấp dẫn cho tân sinh viên với giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng một suất. Điều kiện để đạt học bổng đơn giản hơn, tuy nhiên, thí sinh vẫn chưa hình thành thói quen săn học bổng của trường trong nước, đồng thời đi kèm tâm lý không tự tin, không mạnh dạn ứng tuyển. Nhiều thí sinh luôn mặc định suy nghĩ: “Học bổng chỉ dành cho các siêu sao, không đến lượt mình”. Nhưng thực tế cho thấy, nếu tìm hiểu và lựa chọn đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể giành học bổng tại một trường đại học phù hợp.

Nguyễn Lê Như Huệ (cựu học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi) đã xuất sắc dành học bổng Tài năng 3 năm tại Đại học Hoa Sen bày tỏ: "Muốn săn học bổng, bạn cần cập nhật đầy đủ thông tin. Nguồn thông tin uy tín đầu tiên chính là website của trường đại học mà bạn dự định theo học. Ở đó, bạn biết được về ngành học, các kỳ thi cũng như chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu để xin được học bổng. Hãy chú ý tìm hiểu rõ điều kiện của loại học bổng bạn muốn xin để chuẩn bị kỹ càng. Bạn cũng có thể tham khảo từ các diễn đàn hoặc các trang web chuyên về giáo dục, hỏi ý kiến các anh chị đi trước rồi cân nhắc, lựa chọn.
Bí kíp của các cao thủ săn học bổng
Nguyễn Lê Như Huệ, chủ nhân học bổng Tài năng 3 năm của Đại học Hoa Sen.

Bên cạnh những thành tích nổi trội thì bí quyết săn học bổng của Huệ là biết cách làm cho hồ sơ của mình trở nên độc đáo. Khi viết thư, bạn phải khéo léo nêu bật điểm mạnh của bản thân và lý do mình xứng đáng dành học bổng. Đặc biệt, văn phong phải chân thật mới gây được thiện cảm và thuyết phục được những người xét học bổng. Đối với thư giới thiệu, nên nhờ người hiểu rõ điểm mạnh của bạn và thông báo từ sớm để họ sắp xếp thời gian viết”.

Một sinh viên khác của Đại học Hoa Sen, bạn Ngô Ngọc Thảo Nguyên (cựu học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa) cũng là chủ nhân của học bổng Tài năng suốt 4 năm trị giá 200 triệu đồng. Thảo Nguyên bật mí: “Để gây ấn tượng trong hồ sơ, ngoài những tài liệu mà trường yêu cầu, mình còn nộp một đĩa nhạc quay lại clip mình vừa đàn vừa hát. Có lẽ, chính điều đó đã khiến hồ sơ của mình thực sự đặc biệt”.

Bí kíp của các cao thủ săn học bổng
Ngô Ngọc Thảo Nguyên (cựu học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa) cũng là chủ nhân của học bổng Tài năng suốt 4 năm trị giá 200 triệu đồng.

Thảo Nguyên, Như Huệ gửi lời nhắn nhủ các thí sinh trong kỳ tuyển sinh năm nay: “Đừng thờ ơ với học bổng từ các đại học trong nước. Cơ hội chỉ đến một lần, mình không nắm bắt thì người khác sẽ thay ta nắm lấy”.

Theo Zing
cấp học bổng đầu vào hấp dẫn cho tân sinh viên với giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng một suất. Điều kiện để đạt học bổng đơn giản hơn, tuy nhiên, thí sinh vẫn chưa hình thành thói quen săn học bổng của trường trong nước, đồng thời đi kèm tâm lý không tự tin, không mạnh dạn ứng tuyển. Nhiều thí sinh luôn mặc định suy nghĩ: “Học bổng chỉ dành cho các siêu sao, không đến lượt mình”. Nhưng thực tế cho thấy, nếu tìm hiểu và lựa chọn đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể giành học bổng tại một trường đại học phù hợp.

Bài viết: https://news.zing.vn/Bi-kip-cua-cac-cao-thu-san-hoc-bong-post570617.html

Nguồn Zing News


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.