Các quốc gia trên thế giới quản lý tự học ở nhà như thế nào?

Tại Mỹ, bố mẹ phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Trong khi đó, phụ huynh Anh chỉ phải thông báo với trường con đang theo học.

Tại Mỹ, bố mẹ phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Trong khi đó, phụ huynh Anh chỉ phải thông báo với trường con đang theo học.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Canada, Australia và New Zealand coi giáo dục tại nhà là hợp pháp. Tuy nhiên, tại một số nước khác, dù không bị hạn chế bởi luật pháp, tự học ở nhà (home school) không được xã hội chấp nhận và gần như không tồn tại.

Theo khảo sát, Mỹ là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng học sinh tự học tại nhà với khoảng 2,5 triệu người, chiếm khoảng 4% tổng số học sinh trong nước. Mỗi bang có quy định riêng trong việc chọn phương pháp giáo dục tại gia.

Thông thường, phụ huynh phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà. Bên cạnh đó, họ cũng phải tuân thủ một số quy định như có giáo viên được chứng nhận giám sát quá trình trẻ học hay đảm bảo chương trình học cho học sinh.

Tuy nhiên, theo xu hướng chung, Mỹ đang giảm bớt các yêu cầu. Theo nghiên cứu của Trung tâm Mercatus, năm 2013, các bang như Alaska, Oklahoma và Kansas đứng đầu về sự tự do trong giáo dục tại nhà, trong khi Ohio, Maryland và Massachusetts đứng cuối cùng. Những em tự học tại nhà cũng có thể ghi danh vào các trường công lập.

Trong vài thập niên qua, các trường đại học và cao đẳng của Mỹ ngày càng cởi mở trong việc chấp nhận sinh viên theo đuổi phương pháp học tập tại gia. 75% trường nhận những học sinh này, gồm các học viện quân sự của Mỹ, Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Cornell, Đại học Brown, Đại học Dartmouth và Đại học Princeton. 95% nhận được đơn yêu cầu nhập học.

8% cán bộ tuyển sinh cho rằng học sinh tự học tại nhà sẽ tốt hơn so với học sinh truyền thống. Họ đạt điểm cao hơn và tốt nghiệp đại học nhiều hơn.

Song, một số trường vẫn yêu cầu học sinh tự học ở nhà phải đáp ứng một số bài kiểm tra theo chuẩn như CLEP và DSST.
Cac quoc gia tren the gioi quan ly tu hoc o nha nhu the nao? hinh anh 1
Tại Mỹ, phụ huynh phải đến gặp cơ quan chức năng để đăng ký cho con tự học tại nhà.


Tại Anh, cha mẹ có nghĩa vụ đảm bảo con cái của họ được giáo dục nhưng luật giáo dục ở Anh và xứ Wales không phân biệt giữa giáo dục tại gia và giáo dục truyền thống.

Theo Luật Giáo dục năm 1996 của Anh, mỗi đứa trẻ khi đến tuổi đi học phải được giáo dục toàn thời gian một cách hiệu quả và phù hợp lứa tuổi, khả năng, năng khiếu và bất cứ nhu cầu giáo dục đặc biệt nào tại trường học hoặc ở nơi khác.

Đối với giáo dục tại gia, cha mẹ không bắt buộc phải dạy theo Chương trình Giáo dục Quốc gia, cung cấp một nền giáo dục sâu rộng và cân bằng, có thời khóa biểu, cơ sở vật chất và trang thiết bị theo tiêu chuẩn cụ thể, cũng như có bằng cấp, lập kế hoạch giáo dục chi tiết, đánh giá tiến độ hoặc đặt ra mục tiêu phát triển.

Chính quyền địa phương không có nghĩa vụ giám sát chất lượng giáo dục tại nhà hay kiểm tra trừ khi được thông báo cha mẹ không cung cấp cho con một nền giáo dục phù hợp.

Phụ huynh có thể cho con rời khỏi hệ thống trường học bằng cách thông báo cho nhà trường bằng văn bản. Nếu đứa trẻ chưa bao giờ đi học, họ thậm chí không cần đăng ký. Khi một đứa trẻ lên 5 tuổi, phụ huynh có thể đăng ký trường học cho con hoặc tiếp tục giáo dục như khi mới chào đời.

Trẻ tự học ở nhà không bắt buộc phải tham gia kỳ thi và bài kiểm tra trình độ. Tuy nhiên, khi vào đại học, nhiều trường vẫn yêu cầu các chứng chỉ. Vì vậy, trẻ có thể đăng ký một kỳ thi riêng.

Tại châu Á, giáo dục tại gia là hợp pháp ở các nước như Ấn Độ, Indonesia, Israel và Philippines. Ở Thái Lan, tự học tại nhà xuất hiện trong hệ thống pháp luật từ năm 1992 song bị hạn chế.

Hiện tại, một số tổ chức phi lợi nhuận như Hiệp hội Hội đồng Giáo dục Thay thế Thái Lan đang cố gắng hướng dẫn phụ huynh đăng ký cho con học ở nhà theo Luật Giáo dục Quốc gia.

Theo Zing

homeschool

tự học

cách tự học

tự học tại nhà


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.