Chàng du học sinh xuất sắc từng sống vô gia cư

Số tiền học bổng không đủ chi trả sinh hoạt phí, chàng trai Cao Anh từng phải sống như người vô gia cư trong một căn chòi tạm bợ trên đất Canada.

Số tiền học bổng không đủ chi trả sinh hoạt phí, chàng trai Cao Anh từng phải sống như người vô gia cư trong một căn chòi tạm bợ trên đất Canada.

Cao Anh, du học sinh, học bổng

Chàng du học sinh Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn trong 4 năm học để nhận tấm bằng cử nhân

Cao Anh là một trong số những cử nhân xuất sắc của trường đại học lớn nhất Canada – ĐH Toronto. Sở hữu bảng điểm toàn điểm A, giải thưởng John Black Aird của trường, huy chương bạc của Tổng đốc nhưng điều khiến cậu xuất sắc hơn cả là thời gian từng phải sống trong một căn chòi dành cho người vô gia cư và vừa hoàn thành chương trình cử nhân 4 năm đầy gian khó.

“Không thể phủ nhận tài năng của cậu” là điều mà giáo sư môn miễn dịch học Bebhinn Treanor đã nhận xét về Cao Anh.

Bà gần như đã “chết lặng” người khi nhận được bản phác thảo về cách giải quyết một vấn đề nghiên cứu khó đã nói với cậu sinh viên năm 2 vào buổi chiều hôm đó. “Tôi hoàn toàn chết lặng. Cậu ấy đi thẳng vào trọng tâm vấn đề bằng thái độ rất nhiệt tình” – bà Treanor nhận xét.

Tuy nhiên, số tiền học bổng khiêm tốn 116.000 USD từ Chính phủ Việt Nam không phù hợp với mức sống đắt đỏ của Canada. Cao Anh tiêu tốn hết 33.000 USD mỗi năm. Khi hết tiền, cậu chuyển ra sống trong một căn chòi dành cho người vô gia cư trong vòng một học kỳ.

Năm nay, Cao Anh đang sống nhờ trong căn phòng nhỏ của một người. Bữa tối của cậu được bà Karen Siddique – người chuyên dọn dẹp phòng thí nghiệm khoa học – tài trợ mỗi ngày. Còn bữa trưa là của mẹ một sinh viên học cao học dành tặng Cao Anh khi biết cậu thích món hummus của bà.

“Tôi học được một điều từ Canada: nếu bạn cần sự giúp đỡ, thì sẽ nhận được sự giúp đỡ” – chàng sinh viên 23 tuổi thể hiện sự biết ơn của mình tại lễ tốt nghiệp.Cao Anh mặc trang phục áo choàng cử nhân, giày thể thao, tay nắm chặt một lá cờ Việt Nam và một chú gấu Teddy của ĐH Toronto do bà Siddique tặng.

Ngày 16/6 tới, cậu sẽ bay về Việt Nam nghỉ hè và trở lại vào mùa thu để học tiếp chương trình Thạc sĩ.

Một số khó khăn về tài chính mà Cao Anh phải trải qua thực ra là do quyết định của cậu.

Nếu như năm đầu tiên cậu không quá thích thú với việc trở thành nghiên cứu viên trong phòng thí nghiệm của cô Treanor thì cậu đã không tiêu hết số tiền học bổng. Bởi vì muốn làm việc trong phòng thí nghiệm, cậu phải tham gia 2 khóa học mùa hè để đẩy nhanh tiến độ và cậu phải trả học phí cho 2 khóa học này.

Cao Anh đã tìm đến chương trình hỗ trợ chòi ở tạm gần ga tàu điện ngầm Kennedy và sống ở đó trong một học kỳ. “Miễn phí đồ ăn, miễn phí đi lại bằng tàu điện ngầm quanh Toronto và có người gọi dậy mỗi sang. Nó cũng khá yên tĩnh để học tập” – Cao Anh chia sẻ.

Cao Anh, du học sinh, học bổng

Cao Anh và những người đã giúp đỡ cậu trong quãng thời gian học tại ĐH Toronto

Trong 2 năm đầu tiên, Cao Anh cũng là tình nguyện viên cho một nhà tế bần. Cậu tới thăm mọi người, chuẩn bị bữa trưa và lau dọn nhà cửa… Đây là cách “để làm quen với Canada” như cậu nói.

Thật mỉa mai khi cậu ấy phải đi dọn dẹp nhà cho người khác trong khi mình thì vô gia cư – cô Treanor nói.

Cao Anh muốn người Canada biết rằng không phải tất cả sinh viên quốc tế đều tới từ những gia đình giàu có. Bố cậu là một sĩ quan đã về hưu, còn mẹ cậu là giáo viên tiếng Anh. Thu nhập của họ chỉ 500 đô la mỗi tháng. Thế nên, Cao Anh rất biết ơn số tiền học bổng mà cậu nhận được trong vòng 4 năm. “Đó là một số tiền lớn” – cậu nói. ĐH Toronto cũng trao tặng cậu học bổng đầu vào 8.000 USD.

Tuy nhiên, so với các trường đại học của Mỹ, thì các trường Canada vẫn còn phải làm nhiều hơn thế “để giúp các sinh viên quốc tế dễ dàng hơn trong việc chi trả học phí và các chi phí khác”.


Một số điều thú vị về Cao Anh

Một chàng trai hào phóng

Bạn bè Cao Anh kể rằng có lần dù chỉ còn 20 đô la trong tài khoản nhưng cậu đã dùng nó để mua bánh rán chia cho tất cả mọi người mà mình gặp, kể cả những người không quen biết bằng 20 đô la cuối cùng.

Khoác cờ Việt Nam trên lưng

Khi bước lên sân khấu của Hội trường Convocation nhận bằng tốt nghiệp, Cao Anh đã khoác một lá cờ đỏ sao vàng trên vai (giống như chiếc áo choàng siêu nhân). “Đó là cách để tôi cảm ơn 18 triệu người Việt Nam – những người đã nộp thuế để tôi tới đây. Đó là một số tiền lớn” – Cao Anh nói.

Nghiện thực phẩm tốt cho não

“Bạn nên nhìn lúc cậu ấy ăn” – Tiantian Zhao, bạn làm cùng phòng thí nghiệm với Cao Anh chia sẻ. “Thằng bé có thể ăn hơn 7kg cánh gà trong một lần – 7 kg nhé!” – bà Siddique, người đã nấu ăn tối cho Cao Anh cả một năm trời cho biết. Bà nói thêm: “Thằng bé ăn tất cả mọi thứ, không kén chọn”. Và ước mơ của Cao Anh khi trở về Việt Nam trong mùa hè này là “đồ ăn vặt Việt Nam”.

Dạy mẹ gửi email

Mẹ cậu nói tiếng Anh rất tốt. Bà là một gia sư tiếng Anh riêng ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng bà lại không biết sử dụng email. Cao Anh đã dạy bà cách đánh máy trước khi cậu sang Canada để có thể giữ liên lạc với gia đình. “Bây giờ mẹ gửi email cho tôi mỗi sáng. Chúng tôi cũng nói chuyện qua Skype nữa”.

Sợ thi SAT

Cao Anh cho biết đây cũng là một trong số những lý do cậu chọn một trường đại học Canada - “Không cần SAT”. Tuy nhiên, chàng cử nhân ĐH Toronto với điểm trung bình 4.0 này cho biết cậu sẽ phải luyện thi GRE vào hè này – một yêu cầu của nhiều chương trình cao học.

Theo Nguyễn Thảo(Theo Star)/VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.