Học bổng: Đừng xin, hãy cạnh tranh

“Để giành suất học bổng du học mơ ước, bạn hãy mãnh liệt ước mơ, mãnh liệt tìm kiếm và cạnh tranh”, Trần An, người giành học bổng nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh, khuyên.

“Để giành suất học bổng du học mơ ước, bạn hãy mãnh liệt ước mơ, mãnh liệt tìm kiếm và cạnh tranh”, Trần An, người giành học bổng nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh, khuyên.
Hãy chiến đầu để giành lấy xuất học bổng mà bạn mơ ước
Hãy chiến đầu để giành lấy xuất học bổng mà bạn mơ ước

Ngay từ cách nói quen thuộc “xin học bổng” đã khiến con đường "săn" học bổng của nhiều bạn trẻ gặp những trở ngại tâm lý. Đáng lẽ tự tin thể hiện những ưu điểm, chứng minh mình xứng đáng, các bạn lại biến mình thành mong chờ sự “từ thiện” ngay từ trong ý nghĩ.

“Săn học bổng là cuộc chiến thật sự, mà đối thủ thay đổi mỗi ngày. Lúc đầu sẽ là trận địa thông tin, sau đó là hồ sơ học bổng nhiều bước, hay những ứng viên khác với những ưu điểm nổi bật... Hãy gạt bỏ tư duy xin - cho để có thể chiến thắng”, Trần An đưa lời khuyên.

Tự đánh giá năng lực bản thân

Nhiều người nghĩ rằng nói về bản thân là phô trương, em sợ “thùng rỗng kêu to”. Nhưng với các nhà tuyển sinh, một ứng viên không đủ tự tin để nói lên những ưu điểm của bản thân thì không thể thuyết phục họ đầu tư.

Bà Nguyễn Thị Thương, chuyên viên Văn phòng Bộ GD&ĐT cho biết, những tổ chức trao học bổng muốn tìm ra người phù hợp nhất. Họ muốn sinh viên thể hiện rằng, sự đầu tư của họ là không uổng phí.

Hội đồng xét duyệt luôn muốn nhìn thấy rõ con người của ứng viên, muốn biết sinh viên có ý thức về bản thân cao hay thấp. “Những nhà lãnh đạo tiềm năng đều có nhận thức rất sâu sắc về chính con người họ. Các tổ chức luôn muốn trao học bổng cho người đánh giá chính xác được năng lực bản thân”, bà Thương nói thêm.

Học bổng: Đừng xin, hãy cạnh tranh
Các sinh viên du học bằng học bổng nhà nước tại thành phố Vorognez, Nga. Ảnh: Thanh Hải.

Tìm kiếm học bổng phù hợp

Nhiều bạn trẻ hăm hở lao vào tìm kiếm học bổng để rồi lạc bước trong vô số website chỉ dẫn trên mạng. Hãy hiểu rằng, bạn phải tốn hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, thậm chí cả năm để săn tìm cho được học bổng mình mong đợi. Không phải tất cả học bổng đều trao cho sinh viên có điểm số xuất sắc, mà là những người phù hợp.

Bạn hãy xem xét những yếu tố sau: Quốc gia (đối với học bổng cho các nước đang phát triển), độ tuổi (học bổng cho giới trẻ), yêu cầu ngoại ngữ, khả năng lãnh đạo (học bổng lãnh đạo), từng chiến thắng một cuộc thi, có giấy khen ở một lĩnh vực (học bổng tài năng).

Trần Minh Trang, sinh viên giành học bổng 100% của Đại học La Trobe (Victoria, Australia) cho rằng: “Việc tự đánh giá năng lực sẽ giúp bạn trẻ tìm được điểm mạnh của bản thân, xác định học bổng phù hợp, tránh tốn thời gian, công sức hay hy vọng vào một học bổng không thỏa đáng.

"Có những học bổng chỉ cấp cho sinh viên ở quốc gia đang phát triển như các nước Đông Nam Á, hay nhiều tổ chức, chính phủ muốn trao học bổng cho nữ giới...", Minh Trang chia sẻ và cho biết thêm, những ứng viên đáp ứng tiêu chí của học bổng sẽ có thế mạnh nhất định.

Cuộc chiến với bộ hồ sơ

Bạn từng nghĩ hồ sơ, giấy tờ và các thủ tục hành chính là lằng nhằng và rắc rối? Các "cao thủ săn học bổng" sẽ cho bạn câu trả lời khác.

“Làm hồ sơ du học không phải điền vào giấy tờ đăng ký theo mẫu có sẵn. Bất cứ loại hồ sơ nào cũng yêu cầu bạn có những thứ cần làm như passport, công chứng giầy tờ, điền theo form, bẳng điểm, chứng nhận tốt nghiệp, chọn hãng chuyển phát nhanh… Và thứ khó nhất chính là SOP (Statement of Purpose)”, Minh Trang cho hay.

SOP là thư giới thiệu bản thân, làm sao tạo sự vượt trội so với những ứng viên khác, phù hợp những điều tổ chức học bổng đang kiếm tìm.

Thành Huân, sinh viên giành học bổng Xã hội và Truyền thông tại Đại học Otago, New Zealand, cho rằng, SOP phải không được dựa vào mẫu sẵn có, khẳng định được mối liên hệ cá nhân với học bổng, tìm ra chi tiết đắt giá, độc đáo, thú vị ở bản thân để thêm tính thuyết phục và cuốn hút.

"Khi đăng ký học bổng ngành Xã hội và Truyền thông, mình đã sử dụng kinh nghiệm nhiều năm làm cộng tác viên cho các đài truyền hình và báo mạng”, nam sinh chia sẻ.

Có những điều bạn không viết vào SOP thì ban tuyển sinh không bao giờ biết, ví dụ như nhiều năm làm cán sự lớp (nói về khả năng lãnh đạo), chăm chỉ, thường ở lại lớp hỏi bài thầy giáo, hay từng tham gia dự án tình nguyện, có khả năng làm việc nhóm... SOP chính là bài tiểu luận để “khoe sao cho khéo”.

“Hãy chia ra phần học tập, hoạt động và sự phù hợp của bạn đối với học bổng, viết cụ thể, cấu trúc rõ ràng, từ ngữ và câu văn không cần hoa mỹ, đơn giản nhưng phải thật nổi bật và không lẫn với các ứng cử viên khác”, Thành Huân đưa ra lời khuyên.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.