Làm mới nhạc cách mạng để giới trẻ thêm yêu quê hương, đất nước

Nhạc cách mạng đang được các nhạc sĩ, biên đạo âm nhạc làm mới để giới trẻ thêm yêu quê hương, yêu đất nước qua những ca khúc đi cùng năm tháng.

Những ngày này, cả đất nước đang sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng nhất của dân tộc. Và những ca khúc cách mạng lại vang lên trên mỗi góc phố, mỗi con đường mà chúng ta đi qua.

Tuy nhiên, làm thế nào để giới trẻ cũng hoà nhịp với những ca khúc đi cùng năm tháng ấy lại là điều trăn trở của những nhạc sĩ, biên đạo nhạc. Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò truyện với nhạc sĩ, đạo diễn âm nhạc Thanh Phương và Phan Huyền Thư – một trong những nhà thơ nổi tiếng viết kịch bản. Họ là những người làm mới những ca khúc cách mạng qua các chương trình như: Giai điệu tự hào, Quà tặng thời gian…

Trong chương trình Giai điệu tự hào, nhiều bậc tiền bối đã nhận xét có những bài hát bị “phá nát” không còn đúng khí chất, giai điệu của nó. Giờ anh chị sẽ tiếp tục thực hiện trong chương trình Quà tặng thời gian, anh chị có sợ điều đó lặp lại không?

Nhà thơ Phan Huyền Thư: Thực ra, một trong những phần rất quan trọng của người làm sáng tạo là áp lực. Nếu không có áp lực nào từ khán giả thì sẽ không có chất kích thích. Người làm sáng tạo có bản lĩnh phải biết làm thoả mãn tối đa những nhu cầu, những đòi hỏi của các đối tượng khán giả khác nhau.

Ví dụ, mình chỉ mới làm thoả mãn đối tượng khán giả này mà đối tượng khác thì những phản hồi “tiêu cực” ấy sẽ trở thành động lực để mình đi tìm sự hoàn thiện hơn. Ngay ở Giai điệu tự hào, khi làm mới mà nghĩ đến những ám ảnh rằng đã từng có người làm mới và bị phản đối thì chúng tôi sẽ không dám làm như vậy. Nhưng tôi coi đó là một thách thức khiến mình phải giải quyết triệt để vấn đề. Chúng tôi làm mới hoàn toàn một số ca khúc và khi xem, khán giả không nhận ra ngay đó là cái mới nên họ không còn so sánh với cái cũ nữa mà tìm cách giải mã nó.

Nhạc sĩ Thanh Phương: Nếu nói phá nát là tôi… cãi. Vì phá là sửa lại lời bài hát, nhưng ở đây chỉ là tính chất âm nhạc khác đi. Ví dụ, tôi đưa ban nhạc rock vào chơi chẳng hạn là để cho ca khúc khác đi. Nghĩa là làm cho thể loại âm nhạc mới hơn chứ chúng tôi không hề phá.

Nhà thơ Phan Huyền Thư - nhạc sĩ Thanh Phương: Sợ khán giả dễ tính

Nhà thơ, nhà biên kịch âm nhạc Phan Huyền Thư

Khi làm chương trình này, anh chị có nhờ sự tư vấn của những cán bộ, nghệ sỹ lão thành không?

Nhà thơ Phan Huyền Thư:
Tôi là người yêu quý và chung thuỷ với âm nhạc truyền thống và chưa bao giờ để rơi nó dọc đường. Trước Giai điệu tự hào, khoảng 10 năm trước, tôi đã là người đi tiên phong trong việc mang âm nhạc truyền thống đến gần hơn với khán giả. Nếu Giai điệu tự hào là cơ hội để các thế hệ hiểu nhau hơn qua các tác phẩm thì Quà tặng thời gian là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện cảm nhận của họ mà không phải chịu áp lực gì cả. Các bạn trẻ được tự do thể hiện những tác phẩm truyền thống theo cách của họ để khán giả cảm nhận và đánh giá.

Nhạc sĩ Thanh Phương: Nếu tham khảo họ nhiều quá thì hoá ra lại làm lại cái cũ. Thế nên, trên tinh thần kịch bản của mỗi chương trình, chúng tôi sẽ thực hiện sao cho phù hợp nhất.

Từ trước đến nay, khán giả yêu nhạc cách mạng, đặc biệt là người lớn tuổi thường chỉ thích cách thể hiện cũ, đã ăn sâu vào tâm trí mọi người. Anh chị sẽ làm gì nếu các phiên bản mới mình tạo ra nhận lại phản hồi tiêu cực?

Nhạc sĩ Thanh Phương: Ngày trước, tôi cũng băn khoăn rất nhiều về chuyện này. Làm mới nhạc cách mạng để chiều lòng “các cụ” là điều không đơn giản bởi nó vừa phải đảm bảo giữ được tinh thần cũ nhưng vẫn cần có nét tươi mới. Sai một chút thôi là sẽ bị “mắng” ngay (cười).

Âm nhạc ở mỗi thời đều có khoảng cách, sự khác biệt nhất định nhưng vẫn có điểm chung để kết nối với nhau. Tôi nghĩ, đó là cảm xúc tự nhiên mà bài hát đem lại cho tâm hồn. Một bài hát hay thực sự thì lứa tuổi nào cũng sẽ yêu thích. Và cũng giống như chị Phan Huyền Thư, tôi thấy khán giả khó tính mới góp phần làm thay đổi diện mạo âm nhạc của chúng ta được.

Thời xưa, âm nhạc vẫn còn đơn giản, cách hòa thanh chỉ dừng lại ở một vài gam nốt, nhịp điệu.  Trong khi đó, ca từ, giai điệu lại là những thứ gần như không thể thay đổi. Do vậy, muốn đem lại hơi thở mới cho tác phẩm thì người nghệ sĩ cần thay đổi không gian âm nhạc của bài hát. Đó là việc áp dụng các thủ pháp nghệ thuật của thời hiện đại vào các ca khúc cũ. Tuy vậy, việc gia giảm các chất liệu cũng cần có sự cân bằng tương đối. Bằng không, tác phẩm dễ trở thành “nồi lẩu”.

Anh ‘tẩy não’ mình ra sao để lấp đi lối mòn về tư duy sáng tạo âm nhạc?
Nhạc sĩ Thanh Phương (bên trái)

Như vậy phải chăng anh, chị đang ép các cụ thay đổi?

Nhà thơ Phan Huyền Thư: Không thể! Bản thân tôi thấy mình cũng là người trẻ, vì vậy, tôi không được phép xâm phạm những gì thiêng liêng trong ký ức của thế hệ trước. Có thể họ không thích thì thôi nhưng chúng tôi không cho phép mình khiến họ có cảm giác bị đánh cắp những gì thiêng liêng, đánh cắp một thời tuổi trẻ của mình.

Bởi người trẻ có thể có rất nhiều dòng nhạc khác nhau nhưng thế hệ trước họ chỉ có 1 dòng nhạc ấy. Ở đây không có sự “cưỡng ép” giữa hai thế hệ già và trẻ mà chỉ có sự trao và nhận.

Liệu các anh chị có buộc phải mời những tên tuổi như Trọng Tấn, Thanh Lam, Mỹ Linh… để kéo khán giả xem chương trình?

Nhà thơ Phan Huyền Thư: Không phải buộc phải như vậy. Với khán giả của thế hệ trước thì những người như Trọng Tấn, Mỹ Linh… là những người trẻ nhưng đối với các ca sỹ trẻ thì đó đã là những “cây đa cây đề" rồi. Các ca sỹ trẻ đứng chung sân khấu với những người như Trọng Tấn, Mỹ Linh sẽ giúp họ tự tin hơn. Và có thể trong những chương trình tới, sẽ không có sự xuất hiện của những tên tuổi ấy trên sân khấu của Giai điệu tự hào hay Quà tặng thời gian nữa!

Nhạc sĩ Thanh Phương: Mục đích của chúng tôi không phải mượn tên tuổi ca sĩ để lôi kéo khán giả đến mà bởi những ca sĩ ấy hát rất hay và có cách thể hiện riêng với những ca khúc đã đi cùng năm tháng. Ngoài ra, họ đại diện cho lớp người trước lớp trẻ và cũng là cầu nối giữa hai thế hệ.

Khi làm những chương trình này, anh có mong muốn hướng giới trẻ đến tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc không?

Nhạc sĩ Thanh Phương: Cái đó thì to tát và rộng lớn quá. Mong muốn của chúng tôi là các bạn trẻ cảm nhận được âm nhạc cách mạng. Vì kho tàng âm nhạc của Việt Nam chủ yếu là nhạc cách mạng. Nên trách nhiệm của chúng tôi là làm thế nào để các ca khúc cách mạng mới hơn để các bạn trẻ dễ tiếp thu và thích thú hơn.

Những dự án âm nhạc như Giai điệu tự hào, Quà tặng thời gian… liệu có đóng góp gì cho nền âm nhạc nước nhà không?


Nhạc sĩ Thanh Phương: Có chứ. Như tôi đã nói, kho tàng âm nhạc Việt Nam 80% là nhạc cách mạng. Nên chúng tôi phải khuyến khích các bạn trẻ yêu thích chúng vì các ca khúc này rất hay và ý nghĩa.

Cám ơn anh, chị về cuộc trao đổi!

Dương Thảo/Theo VietNamNet



  • Vì sao Mỹ Linh được coi là 'chị đại' mạnh nhất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng'?
    Show truyền hình 
    01/02/2024
    "Mỹ Linh chọn nhìn về điểm sáng, không bao giờ chê trách, chỉ trích những khuyết điểm của đàn em và luôn cổ vũ để họ tốt hơn" - Diệp Lâm Anh chia sẻ về đàn chị.
  • Chị đẹp gây thất vọng nhất
    Show truyền hình 
    01/02/2024
    Hành trình của Lệ Quyên tại “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” bị nhiều khán giả dành cái nhìn thiếu thiện cảm. Thay vì được nhắc đến tinh thần dám thử thách, biết đổi mới, biến hóa như nhiều chị đại khác, Lệ Quyên được nhắc nhiều vì ồn ào xoay quanh chương trình.
  • 'Cắt đôi nỗi sầu', 'đúng nhận sai cãi' ở Táo Quân 2024
    Show truyền hình 
    30/01/2024
    Cắt đôi nỗi sầu (Tăng Duy Tân), Con cò (Lưu Hà An), See tình (DTAP), Gieo quẻ (Khắc Hưng), Rồi tới luôn (Nal)... là những ca khúc được chế lời ở Táo Quân 2024. Các nghệ sĩ hát, đọc rap và khoe vũ đạo trên sân khấu.
  • Chị đẹp Lệ Quyên khóc
    Show truyền hình 
    29/01/2024
    Trước những ồn ào xung quanh Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, các nghệ sĩ đã có dịp trải lòng. Lệ Quyên nói cô non trẻ khi tham gia show truyền hình thực tế, trong khi đó Diệp Lâm Anh đánh giá đàn chị mạnh mẽ, luôn giúp đỡ các thành viên khác.
  • Mỹ Linh - chị đẹp chữa lành
    Show truyền hình 
    26/01/2024
    Mỗi người tìm đến game show với những mục tiêu, chiến lược có thể hơi khác nhau nhưng chắc chắn không ai không muốn mình có thêm cảm tình từ khán giả. Nếu Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023 làm một cuộc khảo sát xem ai được yêu quý nhất, nhiều khả năng Mỹ Linh sẽ nhận cúp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.