Trần Lập: Chặt cây đồng loạt có vội vã quá không?

“Cây không chỉ là lá phổi của thành phố ngay lúc này mà là công sức hàng nhiều chục năm của nhiều thế hệ dân Hà Nội. Chặt đồng loạt vậy có vội vã quá không???", nhạc sĩ Trần Lập nói về việc chặt cây của TP Hà Nội.

“Cây không chỉ là lá phổi của thành phố ngay lúc này mà là công sức hàng nhiều chục năm của nhiều thế hệ dân Hà Nội. Chặt đồng loạt vậy có vội vã quá không???", nhạc sĩ Trần Lập nói về việc chặt cây của TP Hà Nội.


Nhạc sĩ Trần Lập


- Là một công dân của Hà Nội, anh thấy thế nào trước quyết định của TP Hà Nội khi thực hiện việc chặt hạ 6.700 cây xanh?

Trần Lập: Tôi thấy không vui, rất không vui về việc này. Một thành phố hiện đại văn minh đến đâu cũng vẫn phải có cây xanh cho môi trường sống. Tựa như cơ thể cần có phổi có tâm hồn có sức sống tươi trẻ.

- Nếu được “trưng cầu ý kiến” về việc thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội, anh sẽ đồng ý hay không?

- Trần Lập: Trưng cầu? Tôi ít tin về cái gọi là trưng cầu bấy lâu. Nhưng tôi tin nếu được hỏi và dân được lắng nghe thật thì chắc chắn sẽ bớt được nhiều việc nhức nhối.

Cá nhân tôi cho rằng nếu cần thiết phải thay 6.700 cây để cân bằng môi trường hay phát triển đô thị tốt đẹp hơn thì sẵn lòng. Vấn đề là phải có từng bước trong một lộ trình công khai, khoa học và có thể thành phố đã có lộ trình ấy nhưng đừng lạm dụng chặt tùy tiện và xem nhẹ ý kiến dân.

- Thực ra, chủ trương chặt hạ cây xanh của thành phố cũng có những lý lẽ riêng. Vậy theo anh, cái “lý lẽ” gì để có thể thuyết phục rằng những hàng cây trên đường phố Hà Nội nên được giữ lại?

- Trần Lập: Nói ra thì dài dòng. Cây không chỉ là lá phổi của thành phố ngay lúc này mà là công sức hàng nhiều chục năm của nhiều thế hệ dân Hà Nội. Chặt đồng loạt vậy có vội vã quá không???

Vì sự quy hoạch mới, thay thế di dời nó ra chỗ phù hợp hơn là điều được dân ủng hộ. Những cây vặn vẹo mọc giữa cửa nhà dân ảnh hưởng sinh hoạt đời sống cũng nên được di rời tới công viên.

Nhưng hành động chặt phá tùy tiện cưa nhỏ và chở đi đâu mất tiêu thì không thể được.

Những cây rễ chùm nguy hiểm mùa mưa bão có thể được thay thế dần dần nhưng những cây khác cũng bị đốn thì sốc quá.

H4.JPG
Trần Lập là nghệ sĩ tích cực tham gia vào các hoạt động trồng cây, bảo vệ môi trường

- Những vụ tai nạn giao thông do cây cổ thụ gẫy đổ vào những ngày mưa bão cũng gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của người dân. Và việc chặt cây cũng là cách tốt? Anh nghĩ sao khi có người cho rằng việc chặt cây cũng chỉ để bảo vệ cuộc sống an toàn của người dân? Và vì sự an toàn, chúng ta cũng phải chấp nhận “hi sinh” một số thứ?

- Trần Lập: Ý kiến này đúng! Nhưng đừng lợi dụng ý kiến này để chặt những cây to khỏe ngay lập tức. Phải có lộ trình từ khảo sát đến thực tiễn. Cây nào to mà rễ quá yếu thì di dời trước và báo cho dân chuẩn bị.

Cây xanh chiếm bao nhiêu % tỷ lệ công việc quy hoạch đô thị để mà quyết liệt, vội vàng như vậy?

Trồng một cái cây có thể mất nhiều năm nhưng để chặt hạ nó thì chỉ mất vài giờ!

- Anh có cảm xúc gì khi đi qua những tuyến đường mà những hàng cây đã bị chặt hạ hết?


- Trần Lập: Nghiến răng.

- Theo anh, việc phản đối chặt cây trên các tuyến đường ở Hà Nội có phải chỉ vì thói quen, vì những hàng cây này đã quá gắn bó với người dân nên họ ngại thay đổi?

- Trần Lập: Một phần là như vậy thôi. Phản ứng của dân trong đó có việc họ thấy bất hợp lý về lộ trình thực hiện và cả những cây không đáng bị chặt. Nếu đủ thời gian tuyên truyền đúng đắn cho dân chuẩn bị thì không đến nỗi. Người Hà Nội không đến nỗi không chịu hi sinh vì sự đúng đắn đâu.

cay-xanh-7244-1426672408.jpg
Nhạc sĩ Trần Lập "nghiến răng" khi nhìn thấy những cây xanh bị chặt hạ trên phố

Dương Thảo/Vietnamnet

Bình luận