10 bí quyết nuôi dạy trẻ

10 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm về cách nuôi dưỡng và giáo dục con cái, để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện tốt nhất.

Nghệ thuật làm việc theo nhóm

Ngay từ khi còn nhỏ nên dạy trẻ cách làm việc theo nhóm, sống có bạn bè. Ví dụ, như khi xây dựng các khối hình tạo ra những ngôi nhà cũng cần phải có thêm bạn bè hoặc các trò chơi mang tính giao tiếp... Qua mối quan hệ này giúp trẻ phát huy sức mạnh tập thể, tính sáng tạo, học hỏi thêm nhiều điều hay, làm cho trẻ không cảm thấy chán nản hay bỏ dở cuộc chơi.

Dạy trẻ kiềm chế cơn tức giận

Trẻ học được điều tốt và cả những tính xấu từ người lớn, từ những người xung quanh, trong đó có tật hiếu thắng, giận dữ... Theo các chuyên gia tâm lý thì những cơn cáu giận ở trẻ là hậu quả của tính tự kỷ, nhất là khi trẻ cảm thấy quá bất lực. Để giúp trẻ giảm tật xấu này thì không nên quan tâm đến hành động cục bộ hoặc nựng trẻ, nên giữ thái độ im lặng, không đồng tình, ủng hộ mà cũng không trừng phạt. Nên khuyến cáo mọi người trong gia đình cũng nên áp dụng phương pháp này và chỉ khi nào trẻ đã nguôi cơn giận hãy tiếp cận và làm những điều cần thiết, nhưng quan trọng vẫn là để trẻ hiểu được cốt lõi của vấn đề, thấy cái sai của mình để tự sửa.

Tạo thói quen ăn uống có lợi

Trẻ nhỏ thường biếng ăn hoặc ăn uống những thứ hợp với khẩu vị, thích ăn vặt, đồ ngọt vì vậy ngay từ khi còn nhỏ nên tạo cho trẻ ăn uống có lợi, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế đồ ăn nhanh, ăn vặt. Nên áp dụng phương án đơn giản, từ thấp đến cao, tập cho trẻ thói quen ăn những loại thức ăn mới và tâm sự để trẻ biết tác dụng của những loại thực phẩm này, nhất là thực phẩm hữu cơ. Đây là nhóm thực phẩm có tác dụng tốt cho việc phát triển thần kinh của trẻ, hạn chế mắc bệnh thần kinh, nhất là bệnh rối loạn chú ý ADHD.

Dạy trẻ nấu ăn và làm việc vặt

Theo các chuyên gia tâm lý thì dạy trẻ đi chợ, chế biến thức ăn, nấu ăn... nhất là các bé gái sẽ có nhiều cái lợi. Trước tiên là tạo thú vui và sau nữa là giúp trẻ có thêm kiến thức về ẩm thực, giúp chúng ăn uống có lợi. Sau nữa là yêu cuộc sống yêu lao động và khi trưởng thành không bị bỡ ngỡ trong công việc nội trợ, bếp núc, những công việc rất cần cho phụ nữ trong tương lai.

Dạy trẻ đối mặt với thách thức

Theo bản năng trẻ nhỏ rất sợ những người lạ hay những hoàn cảnh éo le, những thách thức mang tính nguy hiểm... Để khắc phục, ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ nên dạy con cái vượt qua những hoàn cảnh này, trước tiên là coi khó khăn thử thách là một phần tất yếu của cuộc sống. Trước tiên hãy tôn trọng trẻ, thông cảm với những nỗi sợ này và đứng về phía trẻ để từ đó tìm ra cách khắc phục. Ví dụ, trẻ sợ ở nhà một mình nhưng cha mẹ có thể làm gương trong một vài trường hợp để trẻ làm quen, khi đã biết sự thật trẻ sẽ không còn sợ nữa. Nên dạy trẻ cách sống độc lập từ nhỏ để trẻ thích nghi với hoàn cảnh bất trắc và vượt qua dễ dàng. Không nên dùng ma tà, bóng đêm hãy những câu chuyện rùng rợn để dọa trẻ, nhất là khi trẻ quấy khóc, không cổ vũ tính hiếu thắng... vì đây là những việc làm tăng thêm tính nhút nhát, tự ti ở trẻ.

Dạy trẻ cách nói năng giao tiếp

Trẻ nhỏ thường phát triển một cách tự nhiên, dễ nhiễm thói xấu hơn là tiếp thu cái hay, cái đẹp, nhất là nói năng giao tiếp vì vậy ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ hãy làm gương trong cách xưng hô để con cái học tập. Trước tiên là dạy trẻ cách nói chính xác những từ xưng hô, nên nói đầy đủ các đại từ nhân xưng, đúng ngữ âm, ngữ pháp. Thực hiện thói quen đi thì hỏi, về thì chào giống như các thói quen mà trẻ học được ở trường lớp. Cha mẹ, người lớn trong gia đình hãy làm gương không nên nói bậy, chửi bậy, kể cả những lúc không hài lòng.

Dạy trẻ thói quen ăn sáng đều đặn

Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ăn sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng đối với mọi người, riêng trẻ nhỏ ăn sáng đều đặn không chỉ giúp chúng duy trì sức khỏe mà còn giúp trẻ có đủ năng lượng để học tập tốt, không bị tăng cân, béo phì hoặc mệt lả trong khi đang học. Dù bận đến đâu cũng phải duy trì thói quen ăn sáng đều đặn.

Dạy trẻ tinh thần trách nhiệm

Ngay từ khi còn bé, các bậc cha mẹ cần nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm cho trẻ. Điều này, rất đa dạng ví dụ khi chơi xong phải cất đồ gọn gàng, sai phải nhận lỗi, anh phải nhường em... Qua việc làm này nên nói để trẻ biết cái lợi của việc sống ngăn nắp, gọn gàng và có tinh thần trách nhiệm để lần sau không gặp trở ngại, mỗi lần trẻ làm xong không quên khen ngợi, cám ơn để giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, nhất là tinh thần trách nhiệm.

Kích thích tính ham học cho trẻ nhỏ

Theo nghiên cứu khoa học cho thấy 90% não của trẻ phát triển trong giai đoạn trước khi đến trường, vì vậy mà việc quan tâm của cha mẹ người lớn là vô cùng quan trọng, đặc biệt là các phương án kích thích tính sáng tạo, và tính thông minh ham học. Rất đa dạng như cung cấp môi trường học tập tốt, tiếp cận với các phương tiện học tập, trẻ giao tiếp với môi trường xã hội, tiếp xúc nhóm bạn bè tốt... Ngược lại, nếu bỏ bê, mải làm ăn mà quên đi việc giáo dục hay học hành của con cái thì khi lớn lên kiến thức của trẻ sẽ bị hổng, không thể tiếp thu được những cái mới dẫn đến chán học, lười học.

Dạy trẻ về an toàn giao thông

Đây là một trong những vấn đề không kém phần quan trọng. Một khi trẻ ra khỏi nhà cần phải theo dõi để trẻ không gặp phải tai nạn, dạy trẻ những quy tắc về an toàn khi tham gia giao thông, mang đầy đủ phương tiện an toàn khi ra đường, ví dụ như mang mũ bảo hiểm, đeo dây an toàn, hoặc đi bên phải theo phần đường quy định...

Theo Khắc Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.