14 vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ(AAP), trong 2 năm đầu đời của trẻ, việc tiêm phòng vắcxin có vai trò vô cùngquan trọng, giúp trẻ ngăn ngừa được tới 10 loại bệnh khác nhau.

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), trong 2năm đầu đời của trẻ, việc tiêm phòng vắcxin có vai trò vô cùng quan trọng,giúp trẻ ngăn ngừa được tới 10 loại bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, trong thực tế, việctiêm phòng vẫn còn bị sao nhãng, nhận thức không đúng dẫn đến hiệu quả còn thấp.Dưới đây là 14 câu hỏi thường gặp:

1. Những điều cần biết về tiêmphòng vắc xin?

Tiêm phòng vắcxin cho trẻ khôngchỉ là việc làm cần thiết mà nó đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, trong thực tế, cónhững người không nghe theo chuyên môn mà lại nghe những lời đồn đại, không chocon đi tiêm theo đúng lịch chỉ vì lời đồn tiêm vắcxin sẽ gây bệnh tự kỷ hoặcnhững lời đồn thiếu khoa học khác.

2. Tiêm phòng vắcxin có phảilà phương án bảo vệ tốt nhất?

Tiêm phòng vắcxin không phải làgiải pháp tuyệt đối bảo vệ trẻ không mắc bệnh mà nó là phương án tốt nhất giảmthiểu các loại bệnh viêm nhiễm.

Nói cách khác, tiêm phòng vắcxingiúp trẻ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và tử vong so với nhóm không tiêm phòng.

14 vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ
Tiêm phòng vắcxin giúp trẻ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và tử vong so với nhóm không tiêm phòng

3. Trẻ bú sữa mẹ thì không cầnphải tiêm phòng vắcxin?

Nhiều người đọc sách báo chorằng, sữa mẹ có nhiều thành phần tốt có thể tăng cường sức đề kháng cho hệ miễndịch trẻ nhỏ.

Đây là điều hoàn toàn đúng nhưngcơ thể trẻ chỉ nhận những chất kháng thể cho những loại bệnh mà nó có thể miễndịch được và chỉ có tác dụng trong 3-6 tháng tuổi.

Vì vậy việc bú sữa mẹ không thểthay thế việc tiêm vắcxin nên vẫn phải tiêm phòng bình thường theo đúng lịch màchuyên môn quy định.

4. Vì sao việc tiêm phòngvắcxin lại quan trọng?

Mặc dù một số bệnh đã được conngười thanh toán nhưng gần đây, do môi trường ô nhiễm và những tác động khác nênnhiều loại bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng tái phát trở lại, ví dụ nhưbệnh thủy đậu, sởi và quai bị, hoặc cũng có thể hết ở quốc gia này nhưng lại tồntại ở quốc gia khác.

Bệnh lan truyền qua con đường ănuống, con đường du lịch nên việc tiêm phòng là rất cần thiết. Ví dụ như bệnhquai bị bùng phát ở New York và New Jersey Mỹ mới đây, nguyên nhân là do nhữngngười đi du lịch từ Anh mang về.

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻkhông được tiêm phòng vắcxin?

Trước tiên, việc tiêm phòngvắcxin cho trẻ trong phạm vi cả cộng đồng, cả nước, đồng bộ ở khắp mọi nơi đóngvai trò quan trọng.

Ngược lại, nếu không làm tốt tácdụng phòng ngừa bệnh sẽ kém hiệu quả, thậm chí gây thiệt hại cả về tiền của lẫnsức lực.

Ngoài ra còn có một số căn bệnh rất nguy hiểm như bệnh đậu mùa, căn bệnh ngườita dự báo sẽ bùng phát trong tương lai gần. Vì vậy nếu tiêm phòng trước sẽ giảmthiểu nỗi lo và nguy cơ gây tử vong.

6. Các loại vắcxin có thực sựan toàn?

Các nhà khoa học cho rằng cácloại vắcxin là sản phẩm an toàn vì nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trước tiên làqua các khâu thử nghiệm lâm sàng, tiếp đến được cơ quan quản lý Dược- Thực phẩmMỹ (FDA) phê duyệt.

Hơn nữa, FDA còn tiến hành giámsát sản xuất. Ví dụ, mỗi lô vắcxin ra lò các hãng sản xuất phải đệ trình kết quảthử nghiệm chất lượng và tính an toàn, độ thuần để FDA, Trung tâm phòng chốngdịch bệnh Mỹ (CDCP) đồng phê duyệt lần cuối.

7. Vắc xin có gây bệnh tự kỷ?

Tất cả những vấn đề đồn đại cóliên quan đến vắcxin và bệnh tự kỷ đã được khoa học nghiên cứu và không hề tìmthấy những chứng cứ khoa học lẫn lâm sàng và như vậy việc tiêm phòng vắcxinkhông gây bệnh tự kỷ cho trẻ.

Các nhà khoa học biết rằng, lờiđồn nói trên có cách đây một thập kỷ khi người ta mới chỉ thực hiện ở một nghiêncứu 12 đứa trẻ tham gia. Nhưng từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu đượcthực hiện và không hề tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào.

8. Các hợp chất như thủy ngânvà thimerosol trong vắcxin có gây nguy hại?

Ngoài tự kỷ người ta còn nghi ngờđến chất bảo quản có trong các loại vắcxin đó là chất thimerosol có chứa thủyngân nhưng nó đã được người ta loại bỏ, nếu có hàm lượng cũng không đáng kể, trừvắcxin cúm dạng tiêm.

Khi sử dụng nên tư vấn bác sỹhoặc dùng loại không chứa thimerosol.

9. Cho trẻ nhiễm bệnh tự nhiênđể tăng cường sức đề kháng có phải là giải pháp tối ưu?

Nhiều bậc phụ huynh đã tự cho conmình tiếp cận với những đứa trẻ mắc bệnh thủy đậu trước khi tiêm phòng vắcxin đểtăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đây là việc làm gây đau hơn cảtiêm phòng vắcxin, bởi tiêm vắcxin sởi hay thủy đậu hoặc quai bị chỉ gặp nhữngphản ứng phụ rất nhỏ như sốt, đau cục bộ tại vị trí tiêm.

Giải pháp cho trẻ tiếp xúc vớinhững căn bệnh trên trước khi tiêm phòng rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng như têliệt, chậm lớn, điếc…, thậm chí nếu nặng có thể gây tử vong.

10. Khi trẻ ốm có nên tiêmphòng vắc xin?

Trường hợp trẻ hắt hơi ngạt mũihoặc sốt nhiệt độ thấp 380C có thể tiêm được.

Đây cũng là giai đoạn hệ miễndịch của trẻ đang kích hoạt chống bệnh cảm lạnh nên tiêm phòng vắcxin sẽ pháthuy tác dụng nhưng nếu trẻ sốt cao thì phải chờ đến khi trẻ hồi phục hoặc khi hệmiễn dịch trẻ yếu phải điều trị loại thuốc nào đó cũng không nên tiêm vắcxin,nên tư vấn bác sĩ cụ thể.

11. Trẻ bị dị ứng có thể tiêmphòng vắc xin được không?

Trường hợp trẻ bị dị ứng proteintrứng, đây cũng là thành phần có trong các loại vắcxin cúm thì việc tiêm vắc xinkhông có vấn đề gì.

Trường hợp trẻ bị dị ứng một sốloại thuốc, thực phẩm thì khi tiêm vắc xin nên tư vấn bác sĩ cụ thể.

12.Khoảng cách cần tiêm vắcxin bao nhiêu là hợp lý?

Phải nói ngay rằng trong thực tếcó rất nhiều vấn đề có liên quan đến lịch tiêm, nào là trì hoãn chậm, quên, tiêmkhông đủ liều không đúng chủng loại dẫn đến giảm tính năng của việc ngừa bệnh.

Tuy nhiên cũng có loại vắc xinkhông ảnh hưởng quá nhiều đến tiến độ. Ví dụ như 3 mũi tiêm MMR (sởi, quai bị,rubela).

Ngoài việc tiêm đúng lịch trìnhtheo quy định của chuyên môn, việc tiêm nhiều mũi vắc xin trong ngày cũng khôngảnh hưởng đến sức khỏe, tạo ra những phản ứng phụ không mong muốn.

13. Việc tiêm vắcxin theo cácphương án lựa chọn có tác dụng?

Giới chuyên môn cảnh báo việctiêm vắcxin theo các phương án lựa chọn không phải là giải pháp tối ưu vì nókhông có cơ sở khoa học, thậm chí nếu tiêm muộn người ta cũng không khẳng địnhđược là có an toàn hay không

Tốt nhất là nên tiêm theo lịch,nếu lỡ quên thì nên tiêm ngay sau đó càng sớm càng tốt.

14. Những phản ứng phụ củaviệc tiêm phòng vắcxin?

Như trên đã đề cập, phản ứng phụthường gặp khi tiêm phòng vắcxin là đỏ, sưng cục bộ ngay tại vị trí chỗ tiêm,sốt nhẹ đây là những hiện tượng bình thường và có thể qua nhanh.

Trường hợp sau cần đưa trẻ đi cấpcứu, nhất là khi nó xảy ra trong vòng vài phút cho đến vài giờ sau khi tiêm:

- Sốt trên 103oF (39,4oC)

- Lên cơn tai biến

- Xuất hiện các nốt đen- xanhhoặc phát ban ở những nơi không tiêm.

Theo Khắc Hùng
14 vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.