8 lầm tưởng về hoa quả cho bé

Tranh thủ mùa đang rộ, mẹ bé ra chợ tha lôi về cơ man là hoa quả, rau củ rồi mất hàng giờ hì hục nấu nướng, chế tác… Nhưng tất cả hóa ra là công cốc thì thật bực mình. Vì sao vậy? Vì rất nhiều những lầm tưởng về ích lợi của các loại thực phẩm, về cách bảo quản, chế biến và cả thời điểm sử dụng nữa… Dưới đây là những lầm tưởng phổ biến nhất.

Lầm tưởng 1: Khi trái cây đang rộ, phải tranh thủ cho trẻ ăn thật nhiều để dự trù vitamin cho lúc khan hiếm

Thực tế là: Cơ thể chúng ta chỉ tích lũy được các loại vitamin hòa tan trong dầu như A, E, D và K mà rau quả thì chỉ cung cấp các loại vitamin hòa tan trong nước như vitamin C và axit folic. Hơn nữa các loại vitamin này sẽ nhanh chóng đi ra khỏi cơ thể nên chuyện “để dành” thực ra là không thể. Bởi vậy cho rau quả vào khẩu phần của trẻ hàng ngày chứ đừng chơi trò “no dồn đói góp”.

Lầm tưởng 2: Rau quả là nguồn duy nhất cung cấp vitamin và khoáng chất. Bé ăn chung hai củ cà rốt và hai trái táo là đủ vitamin cho một ngày

Sự thật là: Như đã nói ở trên, rau củ và hoa quả chỉ cung cấp vitamin C, axit folic và tiền chất của vitamin A (tức carotin) mà thôi. Còn vitamin nhóm B và các loại vitamin hòa tan trong dầu (A, E và D) thì không có trong rau quả mà được cung ứng chủ yếu từ thịt, trứng, gan, cật, sữa, bơ, ngũ cốc nguyên hạt…

Lưu ý thêm là khi nấu lên, thực phẩm sẽ bị mất từ 25% đến 100% lượng vitamin. Một số vitamin thậm chí còn bị phân hủy khi để dưới ánh nắng, chẳng hạn như vitamin A (giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho thị lực và niêm mạc), hay vitamin B2 (tốt cho hệ thần kinh, giúp mau liền vết thương, tham gia vào quá trình tăng trưởng, trao đổi protit).

Lầm tưởng 3: Trước bữa ăn không nên cho trẻ ăn lê, táo vì hoa quả sẽ làm mất cảm giác ngon miệng.

Sự thật là: Táo, lê cũng như các loại trái cây không ảnh hưởng gì đến cảm giác thèm ăn, mà ngược lại còn khiến người ta ngon miệng hơn. Nguyên do là trái cây chứa rất ít calo, nhưng lại ngọt nên sẽ làm lượng đường trong máu tăng lên. Để sử dụng dung lượng này, có thể sẽ sản sinh ra insulin, và khi insulin trong máu cao thì ta sẽ có cảm giác thèm ăn hơn.

Lầm tưởng 4: Rau quả nhập ngoại sẽ tốt hơn hoa quả nội

Sự thật là: Nhiều người nghĩ vậy bởi tin vào tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của các nước phát triển mà không biết rằng các loại men tiêu hóa trong cơ thể thích hợp với việc tiêu hóa các loại rau quả được trồng ở địa phương mà “thân chủ” chúng sinh sống hơn. Với trẻ nhỏ, cơ thể càng khó thích nghi với đồ ăn lạ và rất có thể sẽ bị dị ứng thức ăn hoặc rối loạn tiêu hóa.

Lầm tưởng 5: Hoa quả và đồ ngọt nên cho trẻ ăn sau bữa chính

Sự thật là: Ăn hoa quả, bánh kẹo sau bữa cơm không phải là cách tốt nhất để tích lũy các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bởi đồ ngọt nếu lưu lại lâu trong dạ dày chứa đầy thức ăn thì sẽ “làm khó” cho quá trình tiêu hóa thức ăn, và còn làm tiêu hao đi nhiều chất có lợi cho cơ thể. Hoa quả sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu được ăn cùng lúc với các loại thức ăn khác, trong bữa cơm.

Lầm tưởng 6: Rau, hoa quả tươi bổ hơn nhiều hoa quả đông lạnh

Sự thật là: Nếu hoa quả đã chín rồi mới thu hoạch để dùng thì hiển nhiên là tốt hơn so với đông lạnh. Nhưng trong thực tế hoa quả mà người ta cung cấp cho chúng ta trong chợ hay siêu thị đa phần được thu hoạch lúc còn xanh (để tiện bảo quản và vận chuyển). Chính vì thế, các nguồn vitamin vô giá đã rơi rớt hết trên đường đến cửa hàng chứ đừng nói là đến bàn ăn nhà bạn. Trong khi đó, các loại rau quả đông lạnh thì được chế biến chỉ sau vài giờ thu hoạch nên phần lớn vitamin và các dưỡng chất khác sẽ được bảo lưu.

Lầm tưởng 7: Có thể cung cấp vitamin cho trẻ từ nguồn mứt hoa quả, trái cây dầm

Sự thật là: Như đã nói, khi nấu nướng, một phần đáng kể vitamin và các chất bổ khác trong rau quả đã bị tiêu hao. Còn khi đem làm mứt, dầm đường hay muối để bảo quản trong một thời gian dài thì vitamin hầu như đã “bay hơi” hết. Chưa kể lượng đường và muối trong các món này lại quá cao so với tiêu chuẩn cho phép.

Lầm tưởng 8: Đồ “cây nhà lá vườn” ở quê luôn tốt hơn đồ trong cửa hàng trên phố

Sự thật là: Với trẻ nhỏ, không phải lúc nào đồ tự nhiên, nguyên chất cũng tốt. Ví như váng sữa, sữa tươi nguyên kem hay dầu mè, dầu lạc tự chế tuy bổ béo thật đấy nhưng chính vì bổ quá mà chúng “đè nặng” lên hệ tiêu hóa và bài tiết của trẻ nhỏ. Nếu trước đó, bé nhà bạn chỉ quen xài sữa không béo hoặc ít béo ở siêu thị, thì “đặc sản sữa quê” chỉ nên nếm vài thìa rồi tăng dần lên chứ đừng cho bé nạp thật nhiều chỉ vì đó là sản phẩm “cây nhà lá vườn”.

Cái gì cũng cần chừng mực – đó là nguyên tắc vàng bạn chớ quên.

Theo Phương An



Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.