"Bạo chúa" nhỏ bé

Bạn không nên sợ tính hunghăng của trẻ nhỏ. Không có gì đáng sợ cả khi nó chỉ là biểu hiện của một phảnứng trước những sự việc bên ngoài.

Bạn không nên sợ tính hunghăng của trẻ nhỏ. Không có gì đáng sợ cả khi nó chỉ là biểu hiện của một phảnứng trước những sự việc bên ngoài.

Ai là người thắng cuộc?

Trong giao tiếp hàng ngày, sựgiận dữ và tính hung hăng luôn bị cho là bất lịch sự. Vì vậy, người lớn thườngđè nén tính hung hăng của mình, và dạy cho trẻ: giận dữ là không tốt. Tuy nhiên,nếu bé mắc phải, bạn đừng vội ra biện pháp nghiêm khắc, lúc đầu hãy theo dõi bé,cố gắng hiểu, vì sao bé lại giận dữ như vậy. Có thể bé buồn vì chuyện gì đó!Hoặc là muốn gì đó mà không nhận được? Bé thích xúc phạm người khác hay đơn giảnchỉ là bằng cách đó bé tự bảo vệ mình?

Bạn không nên sợ tính hung hăngcủa trẻ nhỏ. Không có gì đáng sợ cả khi nó chỉ là biểu hiện của một phản ứngtrước những sự việc bên ngoài. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có phản ứng trướctình trạng mâu thuẫn, trước những điều bất công, trước nguy hiểm, sự tự ái đềucó thể làm cho con người trở nên hung dữ. Sự khác nhau chỉ ở chỗ người lớn cóthể điều khiển được cảm xúc của minh và thể hiện nó một cách chừng mực. Còn trẻem thì chưa thể điều chỉnh hành vi của mình bằng lý trí và những chuẩn mực xãhội.

Đứa trẻ thể hiện mãnh liệt sựkhông hài lòng của mình, không quan tâm tới việc nó sẽ như thế nào trong con mắtcủa những người xung quanh. Bé bắt đầu rít lên, hét to, nằm lăn ra nền nhà...Thường thì bố mẹ xấu hổ trước việc làm đó của trẻ, họ cố gắng "chiến đấu" đểgiành được thắng lợi: van xin, mắng mỏ, hét, phết vào mông... kết quả của "cuộcchiến" này - bé càng hung dữ hơn.

"Bạo chúa" nhỏ bé

Những nguyên nhân chính

Cuộc chiến đấu giành sự chúý:

Nếu như đứa trẻ không cảm nhậnđược từ phía cha mẹ sự âu yếm, tình yêu, sự dịu dàng, thì nó sẽ làm mọi cách đểthu hút sự chú ý về mình. Bé muốn bé được yêu với tất cả những ưu điểm và khuyếtđiểm của mình. Mà tình cảm của cha mẹ thì hay mang tính đánh giá: "Con ngoan mẹsẽ yêu con!" hoặc "Hôm nay con đánh nhau với Bốp, mẹ không yêu con nữa!"

Tự ái trước cha mẹ:Khi chưa biết cách thể hiện sự tự ái của mình, trẻ em bắt đầu cư xử hung dữ. Cónhững nguyên nhân khác nhau: sự xuất hiện của một bé nữa trong gia đình, cha mẹli dị, sự xuất hiện của bố dượng, cách ly bé với gia đình (phải nằm bệnh viện),không thực hiện lời hứa, phạt không công bằng...

Điều gì khiêu khích tính hunghăng ở trẻ?

Ở trẻ thơ một trong những conđường tiếp nhận thế giới xung quanh là việc bắt chước. Bé luôn cố gắng bắt chướcbố mẹ trong mọi chuyện. Nếu như bạn quát bé, bé sẽ hét lại, vì xem chuyện đó làđược phép. Những sự trừng phạt nghiêm khắc, dĩ nhiên, bắt bé phải giấu sự giậndữ của mình khi có mặt bạn, nhưng bé có thể thể hiện cái ác của mình trong nhữngtình huống khác. Ví dụ, xúc phạm nhưng em bé khác ở sân chơi chung.

Hơn nữa, sự bất lực của cha mẹ,sự nuông chiều quá mức cũng dẫn tới việc xuất hiện tính hung hăng không kiểmsoát được của trẻ. Bạn cần cứng rắn trong những đòi hỏi và việc cấm đoán củamình, nếu không trẻ sẽ lợi dụng sự yếu đuối và không nhất quán của bạn. Khi bạnđưa ra một sự cấm đoán hoặc hạn chế nào đó, nên nói với bé: "Mẹ yêu con, nhưngmẹ không cho phép con lấy diêm nghịch".

Thường thường cha mẹ hay nhậnthấy, bé bắt đầu cư xử hung hăng khi bị ốm hoặc sau khi bị ốm, khi bị sốt, saukhi đi viện. Không nên quên rằng trẻ em không phải bao giờ cũng giải thích đượcđiều gì làm chúng lo lắng. Và với hành vi hung dữ chúng thông báo cho chúng tarằng, chúng rất khó chịu và cần sự giúp đỡ.

Trẻ em có thể biểu hiện tính hunghăng và làm nũng khi xa bố mẹ lâu, sau chuyến bay hoặc kỳ nghỉ ở vùng khí hậukhông quen thuộc, khi bắt đầu đi nhà trẻ hoặc đi học lớp 1, ... Trong nhữngtrường hợp này cần có sự kiên trì và hiểu biết trước những cơn nổi khùng hay làmnũng của bé.

Trong mỗi con người tất cả tìnhcảm và cảm xúc đều có giá trị của nó, kể cả tính hung hăng. Vì vậy, người lớnkhông nên đè nén tính này trong bé, mà dạy bé thể hiện nó một cách đúng mực.

Những đặc biệt theo độ tuổi

Từ 6 - 9 tháng tuổi có thể nhậnthấy ở bé những biểu hiện hung dữ một cách vô thức - bé cắn vú mẹ khi đang bú.Trong giai đoạn này bé cùng có thể đấm vào mặt người lớn, cắn cấu, ôm mẹ tới đauluôn, và còn cười dễ thương nữa. Đó là giai đoạn phát triển rất quan trọng củatrẻ, khi chúng bắt đầu thử bộc lộ tình cảm với những người khác. Bố mẹ, một mặt,không nên mắng và phạt bé, mặt khác đừng để cho bé làm mình đau.

Từ 1,5 tới 2 tuổi bé có thể đánhem bé khác, giành lại đồ chơi. Bằng cách đó bé khẳng định ranh giới của mình.Trong thời kỳ này, thật quan trọng là dạy cho bé bảo vệ mình bằng cách khác,nhưng không mắng mỏ bé nặng lời vì sự hung hăng đó.

Từ 3 tuổi hành động hung hăng củabé trước hết là phản ứng chống lại quyền lực của người lớn và bé biết lợi dụngđiểm yếu của người lớn để đạt được mong muốn của mình. Ví dụ, một tình huốngtrong siêu thị : bé đòi mua đồ chơi, mẹ không đồng ý vì chưa có ý định đó. Bégiận dỗi bắt đầu khóc to, đòi mua, dậm chân và cuối cùng thì nằm bệt ra nền. Dĩnhiên, người mẹ cảm thấy không tiện, những người xung quanh nhìn và bình phẩm.Người bán hàng thì hỏi: "Thế có mua không? Đến lượt người khác rồi!". Bị tấncông từ mọi phía người mẹ sẵn sàng mua tất cả để chấm dứt sự khủng khiếp này.Còn bé thì hài lòng đi về nhà với đồ chơi mới. Giờ thì bé đã biết đạt được điềumình muốn như thế nào - hét thật to, thu hút sự chú ý, và mẹ sẽ đồng ý.

Vào độ tuổi từ 4 tới 5 bé đã cókhả năng theo những quy tắc chung và kiểm soát cảm xúc của mình, chú ý tới nhữngchuẩn mực xã hội. Bé đã hiểu phải cư xử như thế nào, và không nên như thế nào.Ví dụ, ai đó lấy đồ chơi của bé, bé không xông vào đấm giành lại nữa, mà có thểnói: "Đó là đồ chơi của tớ, hãy để vào chỗ của nó. Tớ không thích khi ai đó lấyđồ của tớ mà không được phép!"

Sau 5 - 6 tuổi hành vi hung hăngđã là hình thức quan hệ đặc biệt và có chủ ý của trẻ với những người khác hoặcphản ứng trước một tình huống tâm lý nặng nề nào đó, ví dụ, như mâu thuẫn giađình, mâu thuẫn với các bạn cùng lớp hoặc với thầy cô giáo.

Những lời khuyên cho cha mẹ

- Trước hết bạn nên hiểu rõ cáigì là nguyên nhân thực sự của sự hung hăng trong hành vi của bé.

- Hãy tiếp nhận bé với tính cáchthực sự của bé, và thường xuyên nói lời yêu thương bé.

- Nói chuyện với bé về cảm xúccủa bé. Hãy kể cho bé nghe rằng tất cả mọi người thỉnh thoảng đều giận dữ. Đó làđiều bình thường. Hãy dạy cho bé thể hiện sự giận dữ như thế nào, không làm hạitới người khác và cả đồ vật nữa.

- Với các bé lớn hơn bạn hãy thửáp dụng những cách sau để giúp bé "xả" sự tức giận:

"Chiếc gối giận dữ". Có thể lấychiếc gối, quả lê đấm box. Hãy giải thích cho bé, khi nào bé rất giận và muốnđánh nhau, có thể đấm gói, "cho" nó tất cả sự giận dữ.

"Mẩu giấy trong túi quần túi áo".Nếu bé thương xuyên cục cằn, đánh nhau, thì có thể thỏa thuận với bé rằng lầnsau khi muốn đánh nhau với ai đó bé sẽ lôi mẩu giấy có sẵn trong túi ra xé vụn.

"Về sự giận dữ của mình". Có thểđề nghị bé về sự giận dữ của mình và nghĩ xem nó giống cái gì. Hãy để bé hỏi sựgiận dữ tại sao nó dữ vậy và giúp nó như thế nào?

Phải làm sao nếu cơn khùng của béxảy ra ngoài đường, trong siêu thị, trên tàu xe và bên cạnh không có "chiếc gốigiận dữ"?

- Trước hết bạn cần nhớ là tất cảtrẻ em thỉnh thoảng cần hét, làm nũng và mè nheo. Vì vậy, không có gì phải xấuhổ cả và đừng chú ý tới những lời bình phẩm của những người qua đường.

- Nếu có thể, đưa bé ra một chỗkhác, để không mắng bé trước những người lạ.

- Hãy cứng rắn và trước sau nhưmột trong những yêu cầu của mình, không được nhượng bộ trước sự hung hăng củatrẻ. Ví dụ, bạn có thể nói: "Con hét, vì không muốn về nhà. Nhưng trước sau mìnhvẫn phải về nhà. Nhưng trước sau mình vẫn phải về nhà. Con có thể hét bao nhiêucon muốn. Khi nào còn dừng hét, mình có thể nói chuyện bình tĩnh".

- Nếu như bé bắt đầu làm gì đógây nguy hiểm cho tính mạng của bé "chạy qua đường, đập đầu, cào cấu tới chảymáu", hãy cầm lấy tay bé, không thả ra cho tới khi bé bình tâm trở lại. Hãy nóithật nghiêm giọng: "Mẹ giữ con để con không làm hại mình. Mẹ bảo vệ con".

Theo Thiên Nga
"Bạo chúa" nhỏ bé



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.