Bé đi xe cùng mẹ

Sự bất cẩn của bố mẹ có thể khiến các bé gặp nguy hiểm khi tham gia lưu thông trên đường.

Ngày 17-9-2009, một tai nạn thương tâm đã xảy ra trên đường Phan Văn Hớn, từ hướng xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, ra quốc lộ 1A. Nạn nhân là bé Nguyễn Huỳnh Phú Quý, 17 tháng tuổi.

Khi đó, em đang ngoan ngoãn trong vòng tay mẹ ở yên sau. Bố bé lái xe len lỏi qua những dòng xe đông đúc. Bất ngờ, tay lái xe anh quẹt trúng xe tải bên cạnh, xe máy cùng ba người ngã xuống đất. Bé Quý văng ra khỏi tay mẹ, bị xe tải cán chết tại chỗ.

Mẹ bé Quý ngất xỉu khi chứng kiến cái chết thương tâm của con.

Khi sự an toàn của con chỉ là con số 0

Cái chết của bé Quý là tiếng chuông cảnh báo cho thói quen cẩu thả của không ít ông bố bà mẹ khi chở con cùng đi trên đường bằng xe máy.

Câu trả lời của 100 bà mẹ trước bốn câu hỏi sau đủ cho thấy sự lỏng lẻo trong ý thức bảo vệ an toàn cho con khi lưu thông trên đường phố.

Khi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi đi xe máy, điều quan trọng nhất là gì?

Phải che chắn kỹ vì bụi và vi khuẩn sẽ làm trẻ bị bệnh. Đồng thời phải điểm nốt đen trên trán em bé nếu không sẽ bị “cô hồn” theo phá.

Làm thế nào để bảo vệ an toàn cho trẻ khi lưu thông cùng cha mẹ bằng xe máy?

Đặt trẻ ngồi giữa cha mẹ và ôm chặt trẻ.

Tại sao biết để trẻ từ 5 đến 7 tuổi ngồi một mình ở yên sau rất nguy hiểm nhưng bạn vẫn làm?

Vì không còn cách nào khác. Nhưng chắc cũng không sao, mình ngồi trước giữ tay con là được rồi.

Bạn nghĩ cách mình cho con cùng lưu thông trên đường hiện nay đúng hay sai?

Không biết nữa.

Đừng để tai nạn xảy ra mới hối tiếc

Hàng ngày, bạn có thể bắt gặp không ít những cảnh tượng nguy hiểm khi trẻ cùng bố mẹ tham gia lưu thông trên đường bằng phương tiện xe máy.

Đa số phụ huynh thường chỉ quan tâm đến vấn đề sức khỏe, thậm chí còn mê tín dị đoan, sợ con bị ma quỷ bắt mất mà bỏ qua yếu tố an toàn. Trẻ từ vài tháng đến một tuổi thường được bọc trong chăn, khăn lông, bịt kín mặt và giữ chặt trên tay mẹ. Thế nhưng, chỉ cần xảy ra va quệt, trẻ có thể tuột khỏi tay và ngã xuống đường.

Nhiều người lại xem việc cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi ngồi một mình ở phía sau xe máy là bình thường. Trước khi tăng ga, họ chỉ dặn đúng một điều: "Con nhớ phải ôm chặt mẹ (bố) nhé!”.

Một số lưu ý khi cho trẻ tham gia lưu thông

Bằng việc phó mặc sự an toàn của con trẻ, bạn đã đặt con mình vào nguy hiểm, tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cánh tay bé xíu của các thiên thần nhỏ ấy làm sao bảo vệ được bản thân khi có va chạm giao thông? Phải chăng đến khi tai nạn xảy ra, chúng ta mới ước gì mình đã cẩn thận hơn.?

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi di chuyển bằng xe máy, bạn phải ghi nhớ những điều dưới đây:

-Tuyệt đối không để trẻ ngồi một mình ở yên sau, vì trẻ nhỏ thường hiếu động, khó ngồi yên nên rất dễ xảy ra tai nạn.

- Đối với trẻ từ một tuổi trở xuống, nên dùng đai để cố định trẻ khi lưu thông trên đường. Nếu không, bạn có thể dùng khăn vải làm thành một túi đeo chéo để giữ chặt con. Bạn cần ôm con gọn trong lòng, không để chân hoặc đầu trẻ thò ra ngoài tránh xe cộ va quệt chúng. Bạn không muốn con bị gãy tay, chân hoặc chấn thương sọ não chứ?

- Nếu con bạn từ ba tuổi trở lên, bạn nên cho bé đội mũ bảo hiểm khi ra đường. Đặt trẻ ngồi giữa cha mẹ, bạn giữ chặt bé bằng hai tay và không cho con ló đầu ra ngoài.

- Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào.

- Nếu cho trẻ ngồi trước, bạn nên chọn ghế có đai thắt an toàn và phần chân bắt dính với xe máy. Không nên chọn loại ghế mây, chỉ đặt hờ trên xe.

- Đi xe ô tô được xem là giải pháp an toàn nhất cho trẻ. Tuy nhiên, bạn nhớ thắt dây an toàn cho con. Ngoài ra, bạn không nên để cửa mở, trẻ có thể chồm người ra ngoài, rất nguy hiểm.

Theo



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.