Bé ngang bướng khi mẹ sinh em

Từ ngày sinh bé Bống, Quyên (Cầu Giấy, Hà Nội) thấy Bi (con trai lớn, 4 tuổi) tỏ ra ương bướng hơn. Chẳng hạn, Quyên bảo cu Bi đừng hò hét nữa để em ngủ thì cu cậu càng hét to hơn, khiến mẹ phải chạy ra ‘tét đít’ mới chịu im nhưng vẫn còn hậm hực.

Từ ngày sinh bé Bống, Quyên (Cầu Giấy, Hà Nội) thấy Bi (con trai lớn, 4 tuổi) tỏ ra ương bướng hơn. Chẳng hạn, Quyên bảo cu Bi đừng hò hét nữa để em ngủ thì cu cậu càng hét to hơn, khiến mẹ phải chạy ra ‘tét đít’ mới chịu im nhưng vẫn còn hậm hực.

Hoặc Quyên yêu cầu con tắt tivi cho em tập trung ăn bột thì cu Bi nhìn mẹ, rồi tảng lờ coi như không nghe thấy, rồi chuyển kênh nhoay nhoáy. Lần khác, bà ngoại mua cho em Bông con thỏ nhựa có bốn bánh, kéo dây phía sau rồi thả ra để xe chạy, Bi cứ nằng nặc đòi: “Xe của Bi chứ” mỗi khi mẹ bảo đem cho em chơi. Quyên càng quát to thì cu con càng vênh mặt, ôm xe chạy đi. Những lúc như thế vì quá bực mình nên Quyên tét cu Bi mấy cái vào bắp chân khiến cu cậu oà khóc.

“Nhìn bắp chân cu Bi vằn đỏ những ngón tay mẹ mà mình cũng thương. Nhưng dạo này cu cậu ngang ngược lắm, không biết chơi hay nhường em gì cả” – Quyên tâm sự.


Ảnh minh họa

Cu Tôm (3 tuổi) nhà Thu (Hải Phòng) cũng rất ngang bướng kể từ khi có em. Trước đây, cu cậu nghịch ngợm nhưng còn biết “sợ” mẹ. Giờ thì Tôm rất hay chống đối, nhất là những chuyện liên quan tới em Zin (5 tháng). Chẳng hạn, khi em nằm trên xe đẩy, Tôm hay dùng chân đá đá vào xe. Thu nhắc con đừng đá hay tỳ mạnh lên xe vì xe đổ, ngã em nhưng Tôm phớt lờ lời của mẹ, Tôm càng đá mạnh và liên tục hơn. Đến khi mẹ phải nổi cáu, đánh đít thì Tôm mới chịu dừng lại.

Hoặc Thu nhắc Tôm đừng kéo mạnh tay em kẻo em sái tay thì Tôm càng kéo và giật mạnh hơn làm em oà khóc. Tôm còn cãi lời mẹ, chảy nhảy hò hét rồi hất tung đồ chơi vào mặt em. “Trận chiến” giữa Tôm và mẹ thường kết thúc bằng mấy cái tét vào mông Tôm.

Bé ngang bướng có thể do muốn được mẹ chú ý

Với nhiều bé, chuyện mẹ sinh em là một cú shock lớn. Bé sẽ nảy sinh tâm lý ghen tị vì cả ông bà, bố mẹ đều tập trung vào em nhỏ mà “bỏ rơi” bé. Chưa kể, hầu hết người mẹ sinh và nuôi con mọn đều mệt mỏi, stress nên không còn đủ thời gian và sức lực để chăm chút bé lớn như trước đây. Chính điều đó khiến bé lớn bị hụt hẫng, chán nản, thất vọng vì bé sẽ không còn được mẹ bế, mẹ chơi… nhiều như ngày xưa nữa.

Những thay đổi ở bé có thể là bé ít nói, hay dỗi, hay hậm hực và tỏ ra ngang bướng hơn. Bé không muốn nhường nhịn, chia sẻ với em mà chỉ thích “vơ” mọi thứ về mình. Một số bé buồn và dễ khóc vì cảm thấy tủi thân. Số khác thì hay gắt gỏng, khó chịu với mọi người, cấu véo, tranh giành thức ăn, đồ chơi…. của em. Những biểu hiện này ở bé có thể chỉ nhằm một mục đích là được mẹ yêu thương, quan tâm hơn.

Để giảm shock và chuẩn bị tinh thần làm anh (chị) cho bé thì ngay từ khi mang thai, nên để bé trò chuyện với em trong bụng. Sau khi có con nhỏ thì dù bận rộn, mệt mỏi đến mấy, cha mẹ vẫn cần quan tâm, yêu thương tới bé lớn. Nhấn mạnh với bé là cha mẹ yêu cả hai con, không phải yêu em bé nhiều hơn. Đồng thời, động viên, khuyến khích bé lớn tham gia vào việc chăm sóc em như lấy khăn, mũ, áo… cho em. Dạy bé chơi với em thế nào cho đúng. Nên tập trung vào những điểm tốt của bé, chứ đừng nhăm nhăm vào khuyết điểm của bé. Bởi bị mẹ quát mắng, tét đít sẽ khiến bé càng ức chế, ngang bướng và suy nghĩ là vì mẹ có em bé nên không còn yêu mình nữa.

Theo Ngọc Bình
Mevabe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.