Bệnh bạch hầu thanh quản ở bé

Bạch hầu thanh quản có triệu chứng điển hình là sưng phù "hộp âm thanh"(thanh quản) và khí quản. Nguyên nhân có thể do dị ứng, nhiễm khuẩn, hít phải dị vật nhưng phổ biến là nhiễm virus.

Bệnh thường gặp ở nhóm bé từ 6 tháng đến 3 tuổi, vào tháng 10 đến tháng 3 hàng năm. Phần lớn các trường hợp mắc bạch hầu thanh quản là không nghiêm trọng nhưng nhiều bé vẫn phải nhập viện điều trị.

Triệu chứng

Vì thanh quản bị sưng nên nó ảnh hưởng đến âm thanh khi bé ho. Nếu cơn ho của bé sâu, khàn nghe giống tiếng hải cẩu sủa thì có thể bé đang mắc bạch hầu thanh quản. Một số bác sĩ có thể chẩn đoán bé mắc bệnh hay không bằng việc nghe tiếng bé ho, dù chỉ qua điện thoại.

Nếu cơn ho của bé sâu, khàn nghe giống tiếng hải cẩu sủa thì có thể bé đang mắc bạch hầu thanh quản

Bệnh khởi phát sau vài ngày bé có các triệu chứng như bị cảm, cơn ho trầm trọng hơn vào ban đêm. Nếu bệnh không thuyên giảm, bé sẽ xuất hiện dấu hiệu khó thở, thở khò khè, phát ra âm thanh khi bé hít vào, có thể kèm theo sốt nhẹ.

Dấu hiệu nguy hiểm

Ngày nay, các bé đều được tiêm phòng sởi, bệnh bạch hầu thì sẽ được miễn dịch tự nhiên với bạch hầu thanh quản. Bệnh có thể khởi phát và tự biến mất trong vòng 1 tuần mà không gây nguy hiểm. Hình thức nặng nhất của bệnh là bé khó thở.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Nếu bé khó thở, thở khò khè ngay cả khi được nghỉ ngơi, bạn nên đưa bé đi khám. Ngoài ra, nếu bé gồng mình mới thở được, da và môi trở nên xanh tái, bạn cũng nên đưa bé đi viện.

Điều trị

Nếu lần đầu nhiễm bệnh và bệnh nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho bé được điều trị tại nhà. Không khí mát mẻ trong nhà sẽ làm dịu cơn sưng ở thanh quản hoặc có thể cho bé “tắm hơi” trong phòng tắm 10-15 phút: chuẩn bị một chậu nước nóng (hoặc bồn tắm nước nóng) và để hơi nước giúp bé dễ thở hơn. Cách này chỉ giúp bé dễ thở nhưng không thể điều trị dứt điểm bệnh. Bạn có thể lặp lại phương pháp này nếu bé khó thở đến mức không thể ngon giấc ban đêm.

Cũng có thể dùng một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng của bé để duy trì độ ẩm trong không khí. Nên vệ sinh máy hàng ngày để ngăn ngừa sự phát tán vi khuẩn. Đồng thời, bạn cũng nên cho bé uống đủ nước.

Trao đổi với bác sĩ về việc cho bé dùng acetaminophen và ibuprofen nếu bé bị sốt. Tuyệt đối tránh cho bé dùng aspirin. Không tự ý dùng đơn thuốc ho cho bé, cũng không nên tùy tiện dùng kháng sinh chữa bệnh vì nếu nguyên nhân của bệnh là virus thì việc dùng kháng sinh cũng vô ích.

Bác sĩ có thể kê đơn cho bé uống steroid để giảm sưng ở thanh quản, giúp bé dễ thở. Nếu tình trạng không khá hơn, bé có thể được điều trị ngắn ngày trong bệnh viện, gồm việc dùng thuốc, truyền nước nếu bé bị mất nước.

Bệnh có thể tái phát

Một số bé liên tục tái phát bệnh cho đến khi đường thở lớn hơn. Nếu bé phát bệnh lần thứ 2, nên tìm cách chăm sóc bé tại nhà. Bạch hầu thanh quản thường là kết quả của dị ứng, nhiễm virus; vì thế, nên kiểm tra kỹ những tác nhân gây bệnh cho bé để biết cách phòng tránh. Nếu bệnh tiến triển xấu, cha mẹ nên đưa bé đi khám.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.