Bữa phụ cho bé tuổi chập chững

Giai đoạn chập chững ở bé được tính là khoảng 13 tuổi. Cha mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 13 bữa vặt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cần năng lượng của bé.

Giai đoạn chập chững ở béđược tính là khoảng 1-3 tuổi. Cha mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 1-3 bữavặt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cần năng lượng của bé.

Bạn nên thu xếp để cảgia đình có thể cùng ăn với nhau. Nếu không được như thế, đảm bảo có ít nhấtmột người ngồi ăn với bé.

Đối với bữa ăn chính của con,bạn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm: rau xanh, chất đạm, chất béo và tinh bột.

Đối với bữa ăn vặt của con,bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhómchất béo hoặc nhóm giàu đạm.

Bạn chỉ cho bé ăn (uống) sữa và nước quả trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra,nên cho con uống nước lọc vào những lúc khác.

Gợi ý về thức ănnguội

Bữa phụ cho bé tuổi chập chững


Sau đây là một số thức ăn nguội có thể dùng cho các bữa ăn vặt lành mạnh củabé:

- Sữa hoặc sữa chua xay với hoa quả.

- Sữa chua trộn với hoa quả cắt miếng nhỏ; sữa chua với bánh ngọt. Đậu phụcó thể ăn kèm với hoa quả tươi.

- Bánh mì sandwich với trứng, cá ngừ, xốt gà, phômai cắt miếng hoặc thịtmềm. Phômai bào hoặc cắt miếng vuông với bánh mỳ nguyên chất

- Bánh ngọt nhỏ và cam cắt múi. Bánh bột gạo trét mỏng một lớp kem hoặc quảbơ xay nhuyễn.

- Bánh mì với chuối chín.

- Các loại mỳ ống, mỳ sợi, nui, cháo…

Gợi ý về thức ănnóng

Sau đây là một số thức ăn nóng có thể dùng cho các bữa vặt lành mạnh của bé:

- Cháo thịt cắt miếng nhỏ.

- Cháo yến mạch với sữa nguyên chất.

- Bánh kếp (bánh ngọt mỏng làm bằng bột, nhào trứng và sữa, nướng đều haimặt và ăn nóng, có thể có nhân bên trong).

- Trứng tráng khổ nhỏ hoặc trứng ốp la và bánh mì nướng.

- Bánh mỳ kẹp xốt thịt, đậu băm nóng.

- Spaghety với xổt cà chua hoặc xốt thịt. Mỳ sợi với thịt vo viên.

- Súp cá với bánh mỳ.

- Cháo thịt gà và rau.

Gợi ý về rau quả

Bữa phụ cho bé tuổi chập chững


Rau nên nấu mềm, chẳng hạn như carrot, súp lơ, đậu đỗ hoặc cải bắp. Nấu mềmthành cháo, súp hoặc nước xốt rưới lên mỳ ống sẽ khiến bé ngon miệng.

- Hoa quả tươi, mềm cần cắt miếng, bỏ lõi, hột và vỏ cứng, chẳng hạn nhưtáo, chuối, dâu, kiwi, dưa, đào, lê hoặc mận. Nho hoặc cà chua nhỏ cắt dàithành 4 miếng để bé dễ ăn.

- Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tốt cà chua hoặc nước các loại rau cho béthưởng thức.

Đồ uống cho bé

Không phải lúc nào bé cũngbiết nói cho cha mẹ biết mình đang khát. Các bé còn dễ bị mất nước hơn ngườilớn. Vì thế, nên cho bé bú  mẹ cho đến khi được 2 tuổi trở lên. Sữa mẹ bảovệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác.

Với bé 1-3 tuổi không (hoặcít) bú mẹ nên cho bé uống khoảng 500ml (tương đương 2 cốc) sữa mỗi ngày. Bởivì, bé trong tuổi chập chững cần có chất béo để phát triển não. Do đó, chamẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất cho đến khi bé được 2 tuổi. Không nên chobé dưới 2 tuổi uống sữa rút bớt chất béo (1% và 2%).
 
Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để bé bớtkhát.

Nếu cho bé uống nước quả, cần giới hạn khoảng 125-175m (tương đương 1/2-3/4cốc) mỗi ngày. Chỉ cho uống nước quả hoặc nước rau chất lượng tốt. Nên chouống nước quả trong cốc, không cho bú nước quả trong bình. Nên nhớ, hoa quảtươi bao giờ cũng tốt hơn cho bé so với nước hoa quả.

Phòng hóc nghẹn chobé
 
- Bạn cần luôn luôn có mặt bên cạnh bé khi bé ăn, uống. Nhớ cho bé ngồi khiăn.

- Bạn nên làm gương tốt cho con bằng cách ăn chậm, nhai kỹ.

- Bạn cần nấu chín hoặc (bàovụn) các loại rau củ cứng như carrot, bí đao... Cần cắt hoa quả thành nhiềumiếng nhỏ và lấy hột ra. Nên gỡ xương cá và lọc ra từng miếng mỏng trước khicho bé ăn. Dùng các đầu ngón tay của bạn để bóp cá, tìm và gỡ xương.

- Bạn cần cắt dọc (theo chiều dài) các loại thức ăn tròn như nho và xúc xíchtrước; sau đó, mới cắt thành nhiều miếng nhỏ. Bạn nên trét mỏng bơ (phômai)trên bánh mì nướng. Đừng cho bé ăn các loại thức ăn cứng (hoặc dính tay)như:

- Đề phòng khi bé ăn lạc, ngôrang… kẹo cứng, kẹo cao su hoặc kẹo dẻo; các thức ăn dính đặc trên thìa.

Theo Phương Thảo
Bữa phụ cho bé tuổi chập chững



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.