Cách chọn đồ chơi an toàn

Khi quyết định mua đồ chơi cho con, ngoài yếu tố giá thành, kiểu dáng, cha mẹ cần chú ý tới tính an toàn của đồ chơi.

Những gợi ý dưới đây giúp bạn chọn đồ chơi tốt cho con:

Chọn đồ chơi hợp với tuổi của con

Nhãn hiệu và những chú thích trên đồ chơi giúp bạn nhận biết món đồ đó có hợp với độ tuổi của con mình không. Điều này là cần thiết vì những bé ở độ tuổi khác nhau thì nhận thức và kỹ năng vận hành đồ chơi cũng khác nhau.

Đọc kỹ hướng dẫn

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng là nguyên tắc quan trọng khi bạn muốn chọn đồ chơi an toàn cho con. Hướng dẫn sẽ giúp bạn cách vận hành và bảo quản đồ chơi để giảm thiểu gãy, hỏng, dẫn tới chấn thương cho bé. Nếu bé đủ lớn, bạn hãy để con được tự đọc và hiểu hướng dẫn dùng đồ chơi.

Tháo đồ chơi khỏi bao bì trước khi đưa cho con

Những nguy cơ bị hóc do bao bì sản phẩm bao gồm: bị nghẹt thở bởi túi nhựa mỏng hoặc dây cuốn; bị hóc bởi những miếng bìa cứng (hoặc nhựa) nhỏ; bị nghẹt bởi dây ruybăng; bị thương do hộp cứng; có thể bị ngộ độc sơn do nhai hoặc gặm vỏ hộp…

Kiểm tra sự vững chắc

Đảm bảo đồ chơi làm bằng chất liệu chắc, bền, không bị vỡ hoặc rách. Không ít bậc phụ huynh chọn đồ chơi rẻ hơn nhưng độ an toàn cao hơn những đồ chơi đắt tiền mà không chắc chắn. Bạn cần kiểm tra những phần như chiếc cúc làm thành mắt, mũi của thú nhồi bông (búpbê) có an toàn không, có được sơn hay thêu an toàn không.

Tránh nguy cơ bị hóc

Không được đưa cho con những món đồ chơi nhỏ, dưới 44mm đường kính cũng như những món đồ có thể nhét vừa miệng của bé. Để kiểm tra kích thước đồ chơi, bạn có thể lồng món đồ đó vào lõi cuộn giấy toilet, nếu nó chui lọt nghĩa là không an toàn.

Tránh nguy cơ bị nghẹn

Không nên mua cho con đồ chơi có dây dài 50-100cm, tránh để dây thít vào cổ bé. Cũng không nên đeo vòng cổ cho con…

Tránh những góc nhọn và sắc

Dưới 8 tuổi, bạn không nên mua cho con đồ chơi với nhiều cạnh sắc, sần sùi hoặc nhiều đầu nhọn. Nó sẽ khiến bé bị đứt tay, chọc vào mắt hoặc nhiều chấn thương khác nếu bé không biết vận hành đồ chơi đúng cách.

Không để bé tiếp xúc với đồ chơi của anh (chị)

Điều này thường bị cha mẹ bỏ quên vì trong gia đình, việc anh (chị) em chơi chung với nhau là chuyện khá phổ biến. Tuy nhiên, đồ chơi được thiết kế cho bé lớn có thể gây hóc cho những bé nhỏ hơn.

Sửa hoặc thay mới đồ chơi cũ

Cha mẹ cần kiểm tra đồ chơi thường xuyên và kịp thời thay thế hay sửa chữa những món đồ đã bị hỏng.

Bảo quản đồ chơi an toàn

Giỏ xếp đồ chơi của bé cũng là điểm cha mẹ cần để mắt tới. Đồ chơi để trên sàn nhà (hoặc ở cầu thang) dễ làm bé bị ngã.

Để ý tới con khi vui chơi

Cha mẹ cần quan sát để con vui chơi an toàn. Đồng thời, nhắc nhở người chăm bé cũng như các thành viên trong gia đình một số nguyên tắc an toàn dành cho con.

Theo Phương Thảo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.