"Căn bệnh" biếng ăn của trẻ

Các bà mẹ sợ căn bệnh này giống như nhân loại sợ chiến tranh vậy. Cuộc chiến ăn uống thường bắt đầu từ một đứa trẻ và một bà mẹ, sau đó nhanh chóng lan rộng ra với sự tham gia của ông bố, và tiếp tục… leo thang đến các “cấp lãnh đạo” cao hơn trong gia đình như ông bà, và thậm chí lan sang cả… xóm giềng. TIN LIÊN QUAN

Các bà mẹ sợ căn bệnh nàygiống như nhân loại sợ chiến tranh vậy. Cuộc chiến ăn uống thường bắt đầu từmột đứa trẻ và một bà mẹ, sau đó nhanh chóng lan rộng ra với sự tham gia củaông bố, và tiếp tục… leo thang đến các “cấp lãnh đạo” cao hơn trong gia đìnhnhư ông bà, và thậm chí lan sang cả… xóm giềng.

“Vũ khí” sử dụng trong cuộcchiến này cũng hết sức phong phú và đa dạng, từ nồi niêu xoong chảo, đếntivi, băng quảng cáo, sử dụng cả đường lối chính trị để thuyết phục lẫn vũlực với đòn roi hay khủng bố với sự đe dọa. Cuộc chiến kéo dài hàng giờ,thường kết thúc bằng… nước mắt của tất cả các phe tham chiến.

Hầu hết các trường hợp biếngăn không phải là bệnh mà chỉ là một tình trạng bắt nguồn từ nhiều nguyênnhân khác nhau. Xác định nguyên nhân gây biếng ăn là vấn đề quan trọng nhất,từ đó mới có thể khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ em.

Biếng ăn bẩm sinh

"Căn bệnh" biếng ăn của trẻ

Cuộc chiến ăn uống thường bắt đầu từ một đứa trẻ và một bà mẹ

Trẻ không có nhu cầu ăn uốngngay từ khi mới sinh. Những trẻ này ngủ nhiều, không đòi bú, không quấy khócvà thân thể gầy còm. Trẻ không thích ăn bất cứ gì, kể cả uống nước, khác vớinhững trẻ biếng ăn do thói quen hay do tâm lý, vẫn thích một loại thực phẩmnào đó như bánh kẹo, nước ngọt hay chỉ là nước lọc. Bệnh lý này thuộc hệthần kinh, cần có sự chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt, bác sĩ (BS) nhi khoa, BStâm lý và BS dinh dưỡng cùng theo dõi. Rất may, trường hợp trẻ bị biếng ănbẩm sinh thường rất hiếm.

Biếng ăn do nhiễm trùng

Nếu vi trùng hay vi rút xâmnhập vào cơ thể, gây viêm một cơ quan nào đó như da, miệng, tai, mũi, mắt…,trẻ sẽ mệt mỏi, sốt, ho, sổ mũi, đau tai… và đương nhiên sẽ bỏ ăn, bỏ bú.

Điều trị quan trọng nhất làtiêu diệt vi trùng. Nên mang trẻ đi khám và tuân theo chỉ định điều trị củathầy thuốc, nhất là trong việc dùng kháng sinh. Nếu không trị dứt nhiễmtrùng, trẻ ăn kém, sụt cân, càng giảm miễn dịch và nhiễm trùng nặng hơn, làmthành cái vòng luẩn quẩn giữa bệnh - biếng ăn - suy dinh dưỡng.

Biếng ăn do bệnh răngmiệng, mũi họng

Bệnh ở bất kỳ vị trí nàotrong miệng cũng có thể làm trẻ biếng ăn, từ đẹn, sâu răng hàm, sún răngcửa, loét miệng áp (aphtes), quai bị, viêm tuyến nước bọt… Những trẻ dướisáu tuổi hay bị viêm họng, amiđan, VA... cũng thường xuyên bỏ ăn.

Trong khi chờ điều trị triệtđể nguyên nhân, nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm nhuyễn, dễ nuốt, những loạithức ăn mà trẻ ưa thích nhất, uống thêm sữa… và ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Biếng ăn do rối loạn tiêuhóa

Do rối loạn sự co bóp và tiếtdịch của dạ dày, ruột… làm trẻ nôn ói, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Hệtiêu hóa không thể hoạt động bình thường, nếu ép trẻ ăn sẽ làm cho tìnhtrạng nghiêm trọng hơn.

Đa số trường hợp trẻ ăn lạibình thường sau vài ngày, tối đa một tuần. Nếu triệu chứng rối loạn tiêu hóanặng dần, có khả năng là do một bệnh lý nặng hơn, phải đưa trẻ đi khám. Chotrẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, và nên phân làm nhiềubữa nhỏ trong ngày. Có thể dùng kèm men tiêu hóa.

Biếng ăn do thiếu vitaminvà chất khoáng

Trẻ thường có biểu hiện còicọc và suy dinh dưỡng. Lưu ý là việc dư thừa vitamin và chất khoáng cũng cóthể gây triệu chứng biếng ăn. Vì vậy, nên hỏi ý kiến BS trước khi quyết địnhbổ sung những chất này cho trẻ.

Biếng ăn tâm lý

Là nguyên nhân thường gặpnhất, trẻ sợ thức ăn vì các ám ảnh về không khí của bữa ăn, loại thức ăn,mùi vị thức ăn… hay chỉ là một biểu hiện tâm lý để chứng tỏ chính mình.

Điều trị biếng ăn tâm lý cầnthời gian dài và sự kiên nhẫn. Giai đoạn đầu cần giúp trẻ loại bỏ ám ảnh cũbằng cách thay đổi giờ cho ăn, cách cho ăn, cho trẻ đi học hay thay đổi môitrường. Khi trẻ đã giảm ám ảnh sợ thức ăn mới bắt đầu giai đoạn tập luyệnthói quen ăn uống mới.

Theo ThS-BS Đào ThịYến Phi
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.