Cây nào quả ấy

Đang chơi ở khu thiếu nhi công viên Tao Đàn (TP.HCM), chợt cu Bom, năm tuổi khều mẹ, chỉ một cậu nhóc có hình xăm trên tay (miếng hình dán thường có trong kẹo) là con của người bán vé số nói: "Mẹ nhìn kìa, thằng này nghèo mà bày đặt xăm hình cọp" .

Trẻ con như một tờ giấy trắng và cha mẹ chínhlà người vẽ những nét vẽ đầu tiên trong tâm hồn các em.

Đang chơi ở khu thiếu nhi côngviên Tao Đàn (TP.HCM), chợt cu Bom, năm tuổi khều mẹ, chỉ một cậu nhóc có hìnhxăm trên tay (miếng hình dán thường có trong kẹo) là con của người bán vé sốnói: "Mẹ nhìn kìa, thằng này nghèo mà bày đặt xăm hình cọp".

Cây nào quả ấy
Trẻ con như một tờ giấy trắng và cha mẹ chính là người vẽ những nét vẽ đầu tiên trong tâm hồn các em

Đây là kiểu nhận xét không lạ, vìkhông chỉ riêng cu Bom mà nhiều trẻ đã sớm nhận ra sự giàu có của gia đình mìnhvà đánh giá sự việc, người khác bằng thước đo vật chất.

Con là số một

Nghe con nói, chị Thùy Vân - mẹcu Bom giật mình vì chị không nghĩ Bom đã có sự phân biệt giàu nghèo. Chị hỏi:"Sao con biết bạn nghèo?", cu Bom tỉnh queo: "Thì mẹ của nó bán vé số. Nhànghèo chỉ xăm hình thỏ, gà. Còn giàu như nhà mình mới được xăm hình cọp, đạibàng, sư tử". Chị ngạc nhiên: "Sao con biết nhà mình giàu?", Bom nóingay: "Tại nhà mình có nhiều tiền, tiền trong giỏ của mẹ, tiền trong tủ vàtiền trên bàn nữa".

Chị Vân không ngờ, việc mỗi tối chị kiểm tiền sau khiđóng cửa hàng, việc để tiền lẻ đi chợ còn dư trên bàn đã được cu Bom quan sát vàtự cho mình thuộc tầng lớp trên. Chị cũng hiểu vì sao mỗi lần ăn kẹo là cu Bomcứ tìm hình cọp, đại bàng, sư tử rồi dán đầy lên tay chân và vỗ ngực, hét to: "Talà vua đây, không ai có quyền lực, sức mạnh bằng ta". Trước đây, chị vẫnnghĩ đó chỉ là sự tinh nghịch của trẻ con nên không la rầy.

Bé Sơri, chín tuổi, con chị KimCúc - trưởng phòng kinh doanh một công ty nước ngoài ý thức được sự giàu có củacha mẹ từ khi mới học lớp... mầm. Mỗi ngày xe hơi đưa đón bé đến trường và chamẹ luôn gọi bé là công chúa. Ngày đầu tiên đến trường, thấy bạn bè bu quanh, chỉtrỏ vào xe, Sơri hỏi: "Tại sao các bạn nhìn con vậy?". Vợ chồng chị Cúc nói: "Tại vì chỉ có công chúa của ba mẹ được đi học bằng xe hơi, các bạn đi học bằngxe đạp, xe máy...".

Vợ chồng chị đâu ngờ, từ cáchgiải thích vô tư và thiếu tính giáo dục đó, cách đậu xe ngạo nghễ trước cổngtrường, bất chấp kẹt xe, bất chấp ánh nhìn khó chịu của bao người đã gieo vàođầu con mình sự so sánh. Từ đó, Sơri bắt đầu nhìn người khác không bằng ánh mắttrong veo của trẻ thơ mà luôn nghĩ người đó giàu hay nghèo hơn mình. Sơri còn "ýthức" về đẳng cấp của mình hơn khi chứng kiến cảnh ba mẹ quát mắng người giúpviệc do không phục vụ tốt cho Sơri...

Vợ chồng chị Kim Huệ ở Q.5,TP.HCM luôn mua cho con toàn đồ chơi đắt tiền: máy bay, ca nô điều khiển, bộ sưutập người máy... Bên cạnh đó, anh chị còn thường nói về con mình như là một cậubé đặc biệt nên Ôtô, bốn tuổi – con anh chị, cũng nghĩ bản thân và đồ chơi củamình luôn là số một.

Đến nhà đồng nghiệp của mẹ hay vềquê chơi, gặp đồ chơi của các bạn là Ôtô bĩu môi: "Xe này dỏm quá, quê quá,vứt đi...". Vì thế, nhiều đồng nghiệp, phụ huynh ở trường rất ngại cho conchơi với Ôtô. Ảo tưởng mình là số một của cậu bé còn được cha mẹ tiếp sức mỗingày. Mỗi lần cho bé ăn hay uống thuốc, anh chị luôn miệng: "Con ngoan nhé,đồ của Ôtô là ngon nhất, xịn nhất, chỉ mình Ôtô có thôi, các bạn khác còn lâumới có nhé”.

Lăng kính gia đình

Trẻ con như một tờ giấy trắng và cha mẹ chính là người vẽ những nét vẽ đầu tiêntrong tâm hồn các em. Khoa học tâm lý đã chứng minh: trẻ dưới 12 tuổi luôn chịuảnh hưởng lớn nhất từ gia đình. Cha mẹ, người thân trong gia đình nhìn nhận,đánh giá sự việc và cư xử với nhau như thế nào thì trẻ cũng hành xử theo nhưthế. Trong đó, một vấn đề rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc hìnhthành lối sống và nhân cách của trẻ chính là thái độ, quan niệm của cha mẹ,người thân với tiền bạc, vật chất.

Các chuyên viên tâm lý nhận định,trẻ con ngày nay rất nhạy cảm với thế giới chung quanh chứ không vô tư như nhiềuphụ huynh nghĩ. Ở tuổi lên ba, trẻ đã cảm nhận được về hoàn cảnh gia đình, dùchỉ là nhận thức cảm tính, chưa phân định được bản chất, mà chỉ nhìn theo hiệntượng mình chứng kiến. Điều này lý giải vì sao trẻ thấy cha mẹ thường đếm tiền,có tiền trong giỏ, trong tủ hoặc nghe cha mẹ đề cập đến chuyện kinh doanh, tiềnnong là nghĩ nhà mình giàu và căn cứ vào đó mà vòi vĩnh đồ chơi, quần áo đẹp.

Nhiều ông bố, bà mẹ không nhận rasự nhạy cảm của trẻ nên thiếu cẩn trọng trong lời nói, hành động, thái độ. Nếucha mẹ luôn bận rộn với công việc, giao trẻ cho người giúp việc và bù đắp sựvắng mặt của mình bằng những món quà đắt tiền, quần áo đẹp và cho con nhiều tiềnlại sẽ càng khiến trẻ hình thành nên suy nghĩ: vật chất là quan trọng nhất, "cótiền mua tiên cũng được"; sau này trẻ sẽ dùng tiền để giải quyết các mốiquan hệ.

Nguy hại hơn, càng lớn trẻ càngcó xu hướng đo lường mọi việc bằng vật chất, khinh người và ngộ nhận về mình.Điển hình là chuyện của bé Sơri. Gần đây, chị giúp việc không cho bé xem phimhoạt hình, bắt đi ngủ thì bé chỉ tay vào mặt chị quát: "Trong nhà không aidám la tôi hết. Chị có muốn tôi đuổi việc không?" (đó là câu đe dọa mẹ béthường nói mỗi khi không hài lòng về người giúp việc). Hay mỗi lần có người ởngoài quê vào chơi, Sơri ít khi chào hỏi, lại nói: "Chắc là đến xin xỏ, nhờ vảchứ gì”, đúng y lời nói và thái độ của cha mẹ khi mới nghe điện thoại báo tin cóhọ hàng sắp đến nhà.

Tiền bạc, vật chất không có lỗi,mà chính thái độ của cha mẹ đối với vật chất mới mang ý nghĩa giáo dục hay làmlệch nhận thức, làm hư con cái. Theo tiến sĩ tâm lý Võ Văn Nam - giảng viênTrường ĐH Sư phạm TP.HCM: "Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu, cho con thụ hưởng điềukiện vật chất, cha mẹ phải trò chuyện, giải thích cho con hiểu vì sao con đượchưởng và để có được những điều kiện vật chất đó, cha mẹ phải làm việc vất vả nhưthế nào.

Có chuyện giám đốc một công tytin học, mỗi ngày chị đưa con đến trường bằng xe hơi, nhưng cách cổng trường20m, chị xuống xe dẫn con đi bộ đến trường. Điều này vừa tránh gây kẹt xe, vừagiúp con không ngộ nhận mình là nhân vật đặc biệt, nổi bật trước bạn bè. Dạy conkhông chỉ bằng lời nói, mà cha mẹ phải thực sự là tấm gương sinh động: thể hiệnsự tiết kiệm, tinh thần lao động, tôn trọng người khác... để con noi theo, vìnhân cách của con trẻ được hình thành qua lăng kính của gia đình".

Theo Thùy Dương
Cây nào quả ấy 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.