Cha mẹ và nỗi bất lực với con cái

Dạy con không phải lúc nào cũng dùng vũ lực, la mắng hay chửi bới. Rất nhiều cha mẹ và con cái vì không hiểu nhau dẫn đến việc hòa hợp giữa hai bên gặp khó khăn.

Dạy con không phải lúc nàocũng dùng vũ lực, la mắng hay chửi bới. Rất nhiều cha mẹ và con cái vì khônghiểu nhau dẫn đến việc hòa hợp giữa hai bên gặp khó khăn.

Con tôi đang học lớp8, vậy mà đã nghiện game online, rồi kết bạn tụ tập uống café, hút thuốclá, bỏ học, đánh nhau… không sao kiểm soát được. Càng đánh nó càng lỳ,tôi đã thử nói ngọt rồi dùng các biện pháp giáo dục nặng tay cũng chẳngăn thua”, chị Nguyễn Thị Trân (ở quận Tân Phú) nói tới đứa con traiđầu lòng.

Đồng cảnh ngộ với chịTrân, chị Minh Huệ làm ở Ngân hàng Công thương cũng lắc đầu ngao ngán khi kểvề cách dạy các con: “Không hiểu sao cháu khôngnghe lời mẹ mà chỉ sợ cha thôi. Nhưng cháu không sợ vì phục mà vì cái uy đònroi. Tôi không biết phải làm sao để khuyên răn được cháu. Giờ đây hai vợchồng đều thực sự cảm thấy thất bại với việc dạy con”.

Ngay tại buổi sinh hoạtchuyên đề “8 Nguyên tắc dạy con” của Hội quán các bà mẹ, rất nhiều chị đãđưa ra những nỗi lo âu về cách dạy dỗ con cái mình. Các câu “không biết làmsao”, “em hết cách với con em rồi” là những câu nói được lặp lại rất nhiềulần trong buổi sinh hoạt.

“Con mình sinh ra mỗi đứa 1tính, 2 đứa đầu dễ dạy nhưng đứa thứ 3 thì rất khó dạy, cá biệt”. Chị Trâmphân trần. Ngoài ra chị cũng tự nhận ra điều khiến con mình hư chính là sựkhông gần gũi quan tâm từ bé đối với con của mình. “Khi trước tôi bận rộncông việc nên cho con học bán trú rồi đón con về nhà khóa cửa cho nó chơimáy vi tính, riết rồi xa con lúc nào không hay”.

Cha mẹ và nỗi bất lực với con cái

Ảnh minh họa

Dạy con sao cho đúng

Nhìn nhận về điều này,chuyên viên tâm lý Bảo Nhi cho rằng: “Uy tín củangười lớn cũng mất dần đối với trẻ khi thiếu sự nhất quán giữa lời nói vàhành động của mỗi cá nhân hay giữa các cá nhân trong gia đình với nhau. Vídụ về việc trẻ con làm vỡ đồ thì bị la mắng còn với người lớn thì không saocả”.

Chính điều này vì không hiểunên khiến các bậc cha mẹ và con cái ngày càng xa cách. Và sự thiếu tôn trọngqua những lời chê bai dành cho con, ép con học đến mức cướp đi tuổi thơ củacon khiến trẻ vô cảm hay bắt con thực hiện ước mơ của mình, đòn roi với concái là những sai lầm các bậc cha mẹ hay gặp phải.

Theo thạc sỹ xã hội học TrầnĐình Dũng: “Có ít nhất 10 năm gần con thì con mới gần mình”, cha mẹnên gần con, hiểu con, hãy làm bạn với chúng, chơi với trẻ ngay từ nhỏ.

“Trong sinh hoạt giađình, người lớn cần thống nhất với nhau trong việc dạy con, hướng mục đíchchung đến quyền lợi của đứa bé để cùng nhất quán trong hành xử và lời nóicủa mọi người, làm gương tốt cho con cháu, xây dựng thói quen tốt cho concái từ bé”, thạc sĩ Dũng nhấn mạnh

Còn chuyên viên tư vấn BảoNhi chia sẻ thêm “1 lời chê cần 18 lời khen để cân bằng”, bậc phụ huynhkhông nên mắng chửi con cái theo kiểu “mày ngu quá” hay dán nhãn cho contheo kiểu nhận xét “mày là đứa không ra gì”... Thói quen so sánh con cái vớingười khác cũng nên xóa bỏ.

Cha mẹ cần có sự cân bằngtrong yêu thương và nhân nhượng dành cho con cái, không nhân nhượng đối vớicam kết của con cũng như không thất hứa với chính lời hứa của mình.

Ngoài ra, hiện tại các bậcphụ huynh ít coi trọng việc dạy con làm việc nhà từ thuở bé, cứ sợ con khổnên làm hết mà không hiểu rằng đó không phải thương con mà là đang hại con,cướp đi quyền học hỏi của con mình.

Chính vì thế muốn con nghelời, các bậc phụ huynh nên thường xuyên tiếp xúc, chia sẻ và để cho các bécảm thấy có giá trị khi làm việc nhà. Nên cùng nhau tham gia những buổi nóichuyện với cả gia đình, hãy gắn kết nhau thông qua những buổi cơm gia đình.

Theo Hoài Lương -Bích Vân
Dân Trí




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.