Chăm sóc răng sữa cho trẻ

Ở trẻ, răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu tâm đến việc chăm sóc tốt răng sữa của trẻ để tạo nền tảng cho một hàm răng vĩnh viễn được đẹp, chắc, khỏe.

Ở trẻ, răng sữa sẽ dần đượcthay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu tâm đến việc chămsóc tốt răng sữa của trẻ để tạo nền tảng cho một hàm răng vĩnh viễn đượcđẹp, chắc, khỏe.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, răngsữa bắt đầu mọc và hoàn tất vào giai đoạn 20 tháng tuổi. Hai hàm răng sữa cótất cả 20 cái răng, mỗi hàm có 10 răng, hàm dưới mọc trước rồi mới đến hàmtrên.

Khi răng sữa mọc

Chăm sóc răng sữa cho trẻ

Khi trẻ 6 tháng tuổi, răng sữa bắt đầu mọc

Thế nhưng có những trường hợprăng sữa không mọc đúng lịch trình, có thể sớm hoặc muộn hơn một vài tháng.Theo các bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, những trường hợp ngoại lệ nàykhông gây bất cứ ảnh hưởng nào đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Việctrẻ mọc răng trễ có thể do nhiều nguyên nhân.

Trước tiên, trẻ thiếu mầmrăng từ lúc còn nằm trong bụng do người mẹ ăn uống thiếu chất bổ dưỡng đểtạo mầm và vôi hóa răng cho bào thai. Kế đến, nướu lợi trong mầm răng quádày và cứng khiến mầm răng không trồi lên được. Khi gặp trường hợp này, chamẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ răng hàm mặt để rạch nướu cho răng dễ mọc lên.Cuối cùng, do mầm răng có nhưng lại nằm ngầm trong xương, cũng cần phải đưatrẻ đi khám để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời.

Ở giai đoạn mọc răng sữa, trẻthường xuất hiện các triệu chứng như: sốt, chảy nhiều nước bọt… sau vài ngàysẽ khỏi. Trong thời gian đó, cha mẹ chỉ cần cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt, giữgìn vệ sinh răng, rơ miệng bằng gạc sạch. Đồng thời sau mỗi lần cho trẻ bú,người mẹ cần cho trẻ uống nước để làm sạch miệng.

Ngăn chặn những thói quenxấu

Chăm sóc răng sữa cho trẻ

Thói quen mút tay sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc mọc răng của trẻ

Những thói quen tưởng chừngnhỏ nhặt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vàhàm, thậm chí còn làm rối loạn một số hoạt động chức năng ở vùng hàm mặt.Đặc biệt, răng sữa cũng có chức năng giống như răng vĩnh viễn. Vì thế, cácbậc phụ huynh phải lưu ý, có biện pháp chấm dứt sớm những thói quen xấu này.

Một số thói quen ở trẻ như:mút ngón tay hay núm vú, thở bằng miệng, cắn môi dưới có thể gây ra tìnhtrạng hô (răng và hàm trên đưa ra trước); chống cằm và cắn môi trên dẫn đếnmóm (răng và hàm quặp vào trong). Bên cạnh đó, trẻ nằm nghiêng một bên lâungày sẽ làm lệch một bên hàm; thói quen cắn bút, cắn ngón tay… làm mẻ, mịnrăng và chết tủy răng. Ngoài ra, trẻ nhai thức ăn hoài một bên sẽ làm lệchmặt ở bên còn lại.

Lịch mọc răng sữa

Thường gặp: Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới, chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở các trẻ khác nhau

- 4 răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng.
- 4 răng cửa bên: 7-10 tháng.
- 4 răng hàm đầu tiên: 12-16 tháng.
- 4 răng nanh: 14-20 tháng.
- 4 răng hàm thứ 2: 20-32 tháng
 

Mất răng sữa sớm –chuyện bình thường?

Đến một thời điểm nhất định,răng sữa sẽ lung lay, chân răng sữa tiêu dần và được thay thế bằng răng vĩnhviễn. Một số bậc phụ huynh có quan niệm sai lầm rằng răng sữa mất đi, răngvĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế. Do vậy, việc chăm sóc răng miệng cho trẻkhông được chú trọng, đặc biệt hễ thấy răng sữa nào bị sâu là vội nhổ.

Theo bác sĩ Hồng Quốc Khanh(Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt TP.HCM), răng sữa bị mất quá sớm (thường do bịsâu răng) không những ảnh hưởng đến ăn, nhai, phát âm mà còn làm mất thẩm mỹkhuôn mặt, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe toàn diện. Mặt khác,việc mất răng sữa sớm khiến răng kế cận bị xô lệch, dẫn đến răng vĩnh viễnmọc lên không đúng vị trí, làm sai lệch khớp cắn. Vì vậy, khi thấy trẻ códấu hiệu lệch lạc răng và hàm, tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩchuyên khoa khám.

Theo Mỹ Lam
Chăm sóc răng sữa cho trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.