Chăm sóc trẻ ho cảm tại nhà

Trẻ em rất dễ bị viêm dường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Trong đó, đa số trường hợp là bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Trẻ em rất dễ bị viêm dườnghô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Trong đó, đa số trường hợp là bệnhnhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnhsẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.

Nhận biết trẻ ho cảm thôngthường

Để biết chắc con mình chỉ bịho cảm thông thường, phụ huynh cần thực hiện các bước sau:

Kiểm tra 4 dấu hiệu nguyhiểm:

- Không uống được hoặc bỏ bú:nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưngtrẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.

- Nôn tất cả mọi thứ: khi đúttừng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay.Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ códấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.

Chăm sóc trẻ ho cảm tại nhà

Trẻ em rất dễ bị viêm dường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi

- Co giật: trong cơn co giật,mắt trẻ thường “đứng tròng” hoặc “giật giật”, các cơ vùng mặt cũng co giậttheo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc khôngsốt.

- Li bì: trẻ ngủ nhiều hơnbình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lạithiếp đi.

Kiểm tra các dấu hiệu nặng:

- Thở nhanh: đếm nhịp thở khitrẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối vớitrẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.

- Thở co lõm ngực: quan sátlồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra.Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.

- Thở rít: phụ huynh để tai ởvùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực - bụng. Bình thường khi trẻ hítvào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghemột âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.

Trẻ bị ho cảm thông thường làtrẻ chỉ ho, sổ mũi và không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm và dấu hiệu nặngnào ở trên.

Hướng dẫn cách chăm sóc

Nếu trẻ bị ho cảm thôngthường nên được chăm sóc đúng cách như sau:

- Tiếp tục cho trẻ ăn, bú:khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và chotrẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cần làm thông thoángmũi trước khi cho bú.

- Cho trẻ uống đủ nước. Nếutrẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho an toàn như: tắc chưng đường, mậtong, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Nếu trẻ bịnghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:

- Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉmũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bênkia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.

- Trẻ nhỏ: phụ huynh dùnggiấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đếnkhi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụhuynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đódùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.

Theo dõi để phát hiện các dấuhiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú,thở mệt, sốt cao.

Những điều không nên làm

- Tự ý dùng các loại thuốcnhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho trẻ - rất nguy hiểm.

- Dùng miệng để hút mũi trẻvì có thể lây bệnh truyền nhiễm.

- Dùng tăm bông để ngoáy mũivì có thể làm tổn thương mũi trẻ.

Theo BS. Ngọc Lan
 Sức khỏe & đời sống




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.