Chăm sóc trẻ khi trời lạnh

Thời tiết lạnh, khô và nhiệt độ thay đổi đột ngột trong ngày như hiện nay dẫn đến việc trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như: ho, sổ mũi, viêm mũi, viêm họng , viêm amidal, viêm phế quản, viêm phổi...

Thủ phạm gây bệnh chủ yếu là do trẻ bị nhiễm siêu vi - có nhiều trong không khí, hoặc lây lan trực tiếp từ người sang người.

Những bệnh này thường có các biểu hiện như: hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, ho, họng đỏ... Trẻ dưới một tuổi thường hay quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn... Nếu do nhiễm siêu vi, thì các triệu chứng trên sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau vài ngày. Nhưng, đồng thời bệnh có thể diễn biến nặng hơn bởi bội nhiễm dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Khi trẻ bị những bệnh này, cha mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như: sốt cao liên tục, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, khò khè... Bên cạnh đó, việc chăm sóc đặc biệt quan trọng: khi trẻ chảy nước mũi cần làm sạch bằng khăn gấy loại mềm để thấm. Nếu nước mũi đặc có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi, rồi hút mũi trẻ hoặc hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi.

Khi trẻ sốt lâu, lau mát cho trẻ bằng nước ấm, nếu dùng thuốc hạ sốt cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn, cho trẻ uống nhiều nước, nước trái cây tươi để tránh bị mất nước, cho trẻ bú, ăn uống bình thường (nên cho trẻ dùng thức ăn lỏng, nấu mềm lúc trẻ sốt, cảm)...

Ngoài ra thời tiết thay đổi cũng sẽ gây dị ứng ở trẻ với những biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể khiến trẻ bị khò khè, khó thở. Thường thì các biểu hiện trên sẽ giảm dần sau vài ngày rồi hết hẳn, nhưng nếu để kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe của trẻ

Theo Lê Hoa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.