Chiều cao của trẻ

Khi bé vừa chào đời, các bác sĩ đã đo chiều cao cho bé. Những tháng tiếp theo, cha mẹ bao giờ cũng tích cực quan tâm mỗi tháng bé dài thêm được bao nhiêu centimet. Sự quan tâm này hoàn toàn chí lí và cần thiết.

Nếu nhìn qua thì chiều cao của bé có vẻ như đó chỉ là chiều dài của cơ thể. Nhưng thực chất đó là cả một quá trình phát triển năng động, diễn ra đa dạng và khác nhau ở mỗi độ tuổi. Các tế bào phân chia tích cực, và số lượng của chúng trong cơ thể tăng thường xuyên.

Con đang cao đây

Từ lúc được thụ tinh chiều dài của phôi nhỏ bắt đầu phát triển mạnh. Trong khoảng từ 4 tới 6 tháng đầu chiều dài của thai nhi tăng 2,5 cm một tuần, có nghĩa là tốc độ phát triển 130cm một năm (trong khi đó ở độ tuổi 7 tốc độ phát triển chiều cao chỉ là 6cm một năm).

Trong năm đầu đời, tốc độ phát triển chiều cao của bé vẫn giữ ở mức cao, nhưng sẽ thấp dần vào những năm tiếp theo.

Trong năm đầu của cuộc đời bé lớn lên chừng 25cm. Sau đó nhịp độ chậm lại. Trong năm thứ hai bé dài ra chừng 8 tới 12cm, năm thứ ba thêm chừng 10cm nữa. Sau khi bé được ba tuổi, hằng năm tăng 4cm chiều cao được xem là chuẩn mực.

Có những giai đoạn khi bé lớn vụt lên - đây là hiện tượng hoàn tình bình thường của những em bé khỏe mạnh. Bước nhảy vọt đầu tiên ở độ tuổi từ 4 tới 5. Giai đoạn hai vào thời dậy thì. Lúc đó, trẻ em lớn rất nhanh - một năm có thể đạt từ 8 tới 10cm và hơn nữa. Thường thường các cô bé "lớn phổng" trước các cậu bé chừng 1-2 năm, nhưng sau đó các cậu bé lại đuổi kịp và thường vượt trội hẳn.

Những yếu tố tác động đến chiều cao của bé

Di truyền:

Những gien mà cha mẹ truyền cho con cái, trong nhiều trường hợp xác định chiều cao của chúng. Những cha mẹ thấp (hoặc cao) thường cũng có con như vậy. Hơn nữa các em trai thường phát triển chiều cao như bố, chú, bác trai, ông. Còn các em gái thì theo gien của mẹ, cô, bà.

Sự phát triển của bé trong dạ con:

Trong thời gian mang bầu, việc nuôi dưỡng thai nhi qua nhau bị mất cân bằng, bé có thể sinh ra ít cân hoặc thấp bé hơn các trẻ khác. Vì vậy, những bà mẹ tương lai cần ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng thêm cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh, dài rộng.

Sự cân bằng hoóc môn:

Từ năm đầu cho tới khi cơ thể ngừng phát triển chiều cao, vai trò chủ đạo trong việc điều hành quá trình này thuộc về hệ thống nội tiết. Nên chú ý tới một điểm: hoóc môn chiều cao được tiết ra vào ban đêm. Vì vậy, các ông bố bà mẹ thật sáng suốt khi cho các con mình đi ngủ đúng giờ. Những hoóc môn tuyến giáp trạng và hoóc môn sinh học dục cũng ảnh hưởng lớn tới chiều cao của trẻ.

Ăn uống đầy đủ:

Ăn uống đầy đủ có nghĩa là ăn đủ calo. Nhưng không chỉ có vậy. Thức ăn phải chứa tất cả những chất cần thiết để cho cơ thể xây dựng những tế bào mới: axit amin, axit béo, vitamin, các nguyên tố vi lượng. Khả năng hấp thụ của cơ thể cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng.

Tình trạng tâm lí tình cảm:

Hệ thống nội tiết liên quan chặt chẽ tới hệ thống thần kinh trung ương. Khi có stress kéo dài (ví dụ cha mẹ quát mắng bé vô cớ, không quan tâm chú ý đầy đủ, thường xuyên phạt bé...) hoóc môn chiều cao giảm độ tiết, và những em như vậy thường chậm lớn hơn.

Bệnh tật:

Bất cứ một bệnh mãn tính nào cũng làm giảm tốc độ phát triển chiều cao. Nguyên nhân phổ biến hơn cả - rối loạn hấp thụ trong ruột non, hay bị nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh lý thận, thiếu máu. Nhưng sự trì trệ của chiều cao trong những trường hợp này có thể điều chỉnh được. Sau khi chẩn đoán bệnh đúng và loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ dần bình thường trở lại.

Nhanh, nhanh hơn nữa

Nếu như bạn nhận thấy bé thấp hơn so với chuẩn, trước hết hãy tư vấn bác sĩ nhi khoa hoặc dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ giúp bạn làm rõ nguyên nhân. Có thể bé thiếu hoóc môn chiều cao. Bạn đừng lo: các nhà khoa học đã sáng chế ra các loại thuốc hiệu quả có chứa hoóc môn này. Rồi bé sẽ lớn tới những cm cần thiết. Và bạn sẽ quên đi mọi lo lắng.

Bác sĩ không tìm thấy những sai lệch đặc biệt? Khi đó bạn hãy tự phân tích, con bạn ăn uống như thế nào và làm những gì trong ngày.

Bé cần phải ăn tốt. Điều quan trọng là cơ thể nhận được không chủ chất đạm, chất béo, cacbon, mà cả các loại vitamin và chất khoáng nữa.

Thông thường, các ông bố bà mẹ thường hay giải quyết việc thiếu vitamin C bằng cách mua viên vitamin C, thiếu canxi thì cho bé ăn những sản phẩm sữa. Nhưng cơ thể bé nhỏ của bé không chỉ cần những thứ đó. Hãy nếu cho bé những món ăn từ rau quả và trái cây được trồng tại Việt Nam. Chúng tốt hơn nhiều so với trái rau nhập khẩu.

Bạn nên nhớ, có những vitamin mà không thể dự trữ. Ví dụ như vitamin C, cũng như nhiều loại khác, chỉ sau 3-4 tiếng đã được cơ thể hấp thụ hết. Chính vì vậy cơ thể bé cần được nhận vitamin thường xuyên. Hãy tư vấn với bác sĩ nhi khoa hoặc dinh dưỡng. Nếu cần thiết bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho bé uống thêm những loại vitamin và chất khoáng tổng hợp nào.

Theo Thiên Long



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.