Chuyện to nhỏ gì tôi cũng hỏi ý kiến chồng mình, việc đó thì có gì mà lạ?

Tôi quả thật không biết việc chuyện gì cũng hỏi ý kiến nhau có phải kỳ cục không, chỉ biết nhờ “sự kỳ cục” ấy mà chúng tôi có cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Tôi quả thật không biết việc chuyện gì cũng hỏi ý kiến nhau có phải kỳ cục không, chỉ biết nhờ “sự kỳ cục” ấy mà chúng tôi có cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Gần đây, khi một người bạn rủ đi chơi, tôi tự nhiên đáp lại, như cách đáp lại những lời mời tương tự, “Hay đấy, để tôi hỏi chồng rồi trả lời lại nhé…” Từ chỗ cho là câu nói đùa hay một lời thoái thác, khi biết tôi thật sự có ý đó, người bạn này đã cười mà hỏi rằng, “Thật sao? Cậu thật sự cần được chồng cho phép sao? Vợ chồng tôi không như vậy, việc ai nấy làm chứ!”

Và đến phiên tôi không tin nổi về sự ngạc nhiên này. Chuyện to nhỏ gì tôi cũng hỏi ý kiến chồng mình, và thật sự không hiểu việc đó thì có gì mà lạ?

Tất nhiên cũng có những lúc tôi không muốn “xin phép”, nhưng dù vậy, cuối cùng tôi vẫn luôn hỏi ý kiến chồng, đơn giản vì anh ấy là chồng tôi. Cũng tất nhiên là những chuyện lặt vặt như ăn gì mặc gì, chúng tôi không hỏi ý kiến nhau, nhưng với hầu hết những việc khác thì luôn luôn. Chúng tôi là những con người độc lập nhưng sống liên quan đến nhau, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, mọi quyết định cá nhân đều tự động ảnh hưởng đến cả hai. 

Tuy vậy, phản ứng của người bạn không khỏi khiến tôi suy nghĩ phải chăng mình kỳ cục? Tôi quả thật cũng không biết, chỉ biết rằng nhờ “sự kỳ cục” này mà vợ chồng tôi có cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn, bởi:

vợ chồng hỏi ý kiến
(Ảnh: Internet)


Hỏi ý kiến là một dấu hiệu của sự tôn trọng

Mỗi khi chồng hỏi tôi liệu anh ấy có thể đi đâu, hoặc làm việc gì đó, tôi cảm thấy được yêu và tôn trọng. Chúng tôi đã kết hôn, vì sao lại không thể hỏi ý kiến nhau trước khi đặt một lịch hẹn, chuyển việc hay gì đó… nhất là khi những quyết định đó ảnh hưởng đến cả hai?

Hỏi ý kiến đảm bảo giảm mâu thuẫn

Việc “tiền trảm hậu tấu”, làm trước rồi giải thích sau không hề hiệu quả trong hôn nhân. Ngược lại, việc hỏi ý kiến nhau trước rõ ràng sẽ đưa đến được sự thống nhất, tránh được những mâu thuẫn về sau dù kết quả hay thậm chí là hậu quả có thế nào. Không chỉ thế, sự tôn trọng ban đầu bao giờ cũng tạo nên những cảm xúc tốt hơn.

Cả hai người đều cảm thấy mình có quyền

Một số người có thể cho rằng việc xin phép, hỏi ý kiến sẽ khiến mối quan hệ vợ chồng thành ra như quan hệ của bố mẹ - con. Tôi muốn làm rõ lại quan điểm của mình: việc một người liên tục hỏi ý kiến trong khi người còn lại thì không và làm mọi thứ theo ý mình là điều không chấp nhận được, sẽ dẫn đến một mối quan hệ lệch lạc, không lành mạnh.

Nhưng ở đây là cả hai phía cùng hỏi, và cùng được hỏi. Chúng tôi làm điều đó không phải vì không thể tự quyết định mà chỉ là không muốn như vậy. Chúng tôi yêu, tôn trọng nhau đủ để muốn nghe ý kiến của nhau và khiến nhau cảm thấy “có quyền”. 

Hỏi ý kiến để đưa ra quyết định tốt hơn

Chín người mười ý có thể không tốt, nhưng hai cái đầu thì luôn tốt hơn một. Dù là chuyện đơn giản như đi chơi hay nghiêm túc hơn như chọn trường cho con, chuyển việc hay không… việc hỏi ý kiến giúp chúng tôi được nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, suy nghĩ thấu đáo hơn.

vợ chồng hỏi ý kiến
(Ảnh: Internet)


Hỏi ý kiến giúp đảm bảo sự gắn kết

Tôi đã được nghe, từ rất nhiều cặp vợ chồng, rằng họ cảm thấy chán nản và mệt mỏi vì đơn độc. Dù là vợ chồng nhưng chẳng khác nào những người chỉ sống cùng nhà, đôi khi cùng giường, mỗi người ăn một nơi, gặp bạn riêng, ai lo việc nấy, người đi gặp bạn bè trong khi người khác đưa đón con… dần dà như sống trong hai thế giới khác hẳn.

Điều gì đã xảy ra? Họ đã thôi gắn kết vào những khoảnh khắc hàng ngày của nhau, ngừng chuyện trò, ngừng cố gắng, cho rằng có thể tự mình quyết, tự mình làm. Có thể đó là sự thật, ai cũng có khả năng độc lập, nhưng nếu vậy, kết hôn để mà chi khi bạn vẫn muốn làm mọi thứ một mình?

Tôi nghĩ, chúng ta cần biết và hiện diện trong cuộc sống của nhau để giữ tình cảm gắn bó. Nhiều người thường nói đùa hôn nhân là cái đích của một cuộc tình, là mồ chôn của tình yêu, nhưng tôi nghĩ chẳng ai muốn như vậy, chỉ là đã vô tình khiến lời nói ấy thành sự thật mà thôi. Với tôi, tình yêu, sự gắn kết, tôn trọng, và cả chiều chuộng nhau không bao giờ nên chấm dứt. Hôn nhân phải là sự gắn kết sâu sắc hơn giữa hai con người, và hiểu được suy nghĩ của nhau, thống nhất được quan điểm nhờ hỏi ý kiến nhau là việc quan trọng để giữ gìn và nuôi dưỡng nó!

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.