Con nghe lời ai?

Ý tưởng thực hiện cuộc khảo sát này của tạph chí Mes Parents được bắt nguồn từ những email gửi Ban biên tập phàn nàn rằng, những quyết định của họ gần như không ý nghĩa đối với các con.

Một cuộc khảo sát đã được thựchiện vào cuối năm 2009 tại 5 trường tiểu học của tạp chí Mes Parents (Pháp) đãcho thấy: 50% trẻ chỉ nghe theo quyết định của mẹ, 30% trẻ chỉ làm theo quyếtđịnh của bố và 20% trẻ còn lại chỉ hành động khi có sự đồng ý của cả bố và mẹ.

Ý tưởng thực hiện cuộc khảo sátnày của tạph chí Mes Parents được bắt nguồn từ những email gửi Ban biên tập phànnàn rằng, những quyết định của họ gần như không ý nghĩa đối với các con.

Mặc dùchúng yêu quý bố mẹ như nhau nhưng mỗi khi muốn làm một việc gì đó cần xin phépngười lớn thì, hoặc là chúng chỉ nghe theo sự quyết định của bố hoặc là chỉ làmkhi được sự cho phép của mẹ. Bị mất quyền lực đối với con và cảm thấy như người"thừa" trong gia đình, nhiều phụ huynh đã thật lòng tâm sự và xin được tư vấn.

Chuyện không chỉ ở Pháp

"Mới ngày hôm qua thôi, cô congái Minh Nga 5 tuổi của tôi muốn ăn kẹo khi vừa đi học về. Tôi đã đồng ý cùngvới lời đề nghị phải xúc miệng sau khi ăn xong. Chạy vào tủ lạnh định lấy kẹo,nhưng rồi Minh Nga vẫn nhấc điện thoại hỏi ý kiến của mẹ. Tự nhiên tôi cảm thấyngại đến đỏ mặt vì có thể quyết định được một việc cỏn con như vậy hay sao!",anh Thành Nam (37 tuổi, Thành Công, Hà Nội) kể.

Theo các chuyên gia, đây là vấnđề thường gặp ở trẻ 3 - 13 tuổi, không chỉ ở riêng quốc gia nào mà trên toàn thếgiới. Việc con trẻ chỉ nghe theo lời bố hoặc mẹ không chỉ ảnh hưởng đến côngviệc riêng của mỗi người và công việc chung của cả nhà mà đôi khi còn làm ảnhhưởng đến hạnh phúc gia đình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ có sự thiênlệch về sự tuân thủ theo quyết định của bố hoặc mẹ. Có thể do trẻ quan sát thấy,bố (hoặc mẹ) là người quyết định mọi việc trong cuộc sống hàng ngày, từ việc nhỏđến việc lớn (mẹ luôn làm theo ý muốn của bố hoặc ngược lại).

Mặt khác, cũng có thể là do trẻdựa vào tình cảm riêng của mình đối với bố mẹ (trẻ yêu nhiều hơn bố hoặc ngượclại). Có thể trẻ cảm nhận được bố là người hiểu ý muốn của mình hơn mẹ hoặcngược lại.

Có thể trẻ thấy được mẹ là người luôn sẵn sàng chiều theo mọi sởthích của mình hơn bố. Hay đơn giản là hàng ngày trẻ thường xuyên được gần gũivới mẹ nhiều hơn bố hoặc ngược lại...

Con nghe lời ai?
Bố mẹ nên thống nhất ý kiến với nhau để trẻ tôn trọng cả bố và mẹ

Bố một bên và mẹ một bên

Một lần, hai lần, ba lần... rồiđến lần thứ 6, chị Thanh Hương (Mỹ Đình II, Hà Nội) mới giật mình nhận ra cô congái lớn 10 tuổi của vợ chồng chị chỉ vâng theo lời bố. Bất kể từ những việc lớnnhư mua xe đạp, chọn trung tâm ngoại ngữ học tiếng Anh... đến những việc nhỏ nhưchọn quần áo nào đi học hay đi đôi giày màu gì để đi ăn tối ở nhà hàng cùng vớibố mẹ...

Mỗi khi muốn làm việc gì cần xin phép người lớn cháu chỉ hỏi ý kiến vànghe theo sự chỉ đạo của bố. "Nếu chồng tôi không có ở nhà, bé sẽ gọi điện đểhỏi ý kiến bố", chị Hương nói. "Còn nếu là đồ vật vợ chồng tôi mua về chobé, cái gì do bố mua thì được bé coi là đồ... xịn, còn cái gì do mẹ mua bé chẳngmấy mặn mà..."

Nhiều lần, chồng chị Hương cảm thấy không hài lòng với hai mẹcon khi đang trong cuộc họp hay đang bận đàm phán với đối tác cũng nhận đượcđiện thoại của con gái chỉ vì một việc rất "vớ vẩn".

Trong khi đó, anh Phạm Kỳ (TrungKính, Hà Nội) tâm sự: "Lúc nào hai con gái cũng cảm thấy "không yên tâm" vớisự cho phép của bố. Cháu như sợ bị mắng nếu như chưa được tận tai nghe thấy lờiđồng ý của mẹ. Nhiều lần kiểm tra bài tập về nhà của cô con gái lớn, nếu cháulàm đúng hết thì không sao chứ nếu có một lỗi sai nào đó mà tôi nhắc nhở và yêucầu sửa lại thì cháu vẫn không nghe: Con không tin bố, con sẽ hỏi lại mẹ. Hoặcví dụ bé muốn xem tivi khi học bài xong, mặc dù tôi nói đồng ý nhưng chúng vẫnnhất quyết: con phải chờ mẹ tắm xong để hỏi mẹ cơ! Nhiều lúc tôi thấy chán vìmình cứ như thể... người hàng xóm sang chơi".

Lời khuyên của các chuyên giagiáo dục là, để con tôn trọng sự cho phép của cả bố và mẹ thì bạn hoặc chồng bạnkhông nên thường xuyên đơn phương ra quyết  định. Khoảng 2 tuổi là con bạn đãbắt đầu biết đòi cho đi chơi công viên, đòi ăn kẹo hay mua đồ chơi.

Ngay từ nhỏ,bạn nên dần tập cho bé thói quen suy nghĩ "luôn có sự quyết định của cả bố vàmẹ trong mỗi việc làm và ý kiến của cả mẹ và bố đều có tầm quan trọng như nhau".Chẳng hạn như bé muốn được đi chơi công viên vào cuối tuần, bạn chưa nên đưa raquyết định là "Có" hay "Không" ngay mà nên nói với  bé "Để mẹ hỏi xem bố cóbận việc gì không đã nhé". Hoặc khi bé vào siêu thị shopping cùng bố mẹ, béthích mua một chiếc xe ôtô đồ chơi, bạn không nên đồng ý ngay mà hãy nói với bé:"Mẹ thấy chiếc xe này đẹp đấy nhưng con thử hỏi bố xem sao"...

Hai vợ chồng bạn cũng không nên"Ông đánh xuôi, bà thổi ngược" trước mặt con, bố mẹ nên thống nhất ý kiến vớinhau để trẻ tôn trọng cả bố và mẹ. Ví dụ: Trước một việc làm cần có sự quyếtđịnh trong giây lát của bố mẹ như đang trong bữa tối, bé muốn ngừng ăn và vềphòng riêng. Nếu mẹ đã đưa ra quyết định là "Đồng ý" rồi thì bố cũng nên chấpthuận theo. Đối với lời xin phép quan trọng hơn của con như đi chơi cuối tuầncùng bạn học... bố mẹ nên bàn với nhau trước khi đưa ra quyết định.

Theo Thu Hương
Con nghe lời ai?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.